Những mẹo nhỏkhi làm bài trắc nghiệm
Từkỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007, Bộ GD-ĐT sẽ áp dụng hìnhthức thi trắc nghiệm khách quan đối với các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học,Hóa học. Nhiều thí sinh (TS) hiện đang rất hoang mang, lo lắng bởi trong khoảngthời gian 60 phút thi tốt nghiệp phải làm 40 câu hỏi và trong 90 phút thi tuyểnsinh phải hoàn thành tới 50 câu hỏi.
Kỹnăng làm bài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiến độ làm bài và chấtlượng bài thi của TS. Nắm được kỹ năng này, cộng với nền kiến thức tốt, TS hoàntoàn có thể hoàn thành bài thi trắc nghiệm một cách chính xác nhất trong đúngthời gian quy định?
Một phút rưởi cho mỗi câutrả lời
Câutrắc nghiệm bao gồm 2 loại, hỏi về lý thuyết và đòi hỏi tính toán.Chỉ có điều bài tập trong câu trắc nghiệm không đòi hỏi thí sinh phải mất nhiềuthời gian tính toán, thường là bài toán cơ bản, hoặc một khâu trong quá trìnhgiải một bài toán lớn hơn.
Đốivới mỗi câu hỏi, TS sẽ có khoảng từ 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án trả lời. Tuynhiên, sẽ có những câu thuộc vào phần kiến thức cơ bản, thuần lý thuyết trongsách giáo khoa, TS không cần đến 1 phút mà có thể trả lời ngay sau khi đọc đề.Bên cạnh đó, cũng có những câu cần phải phân tích, tổng hợp, suy luận mới hoặcnhững bài toán cần có sự tính toán. Thông thường những câu này phải mất tới gần5 phút. Nếu tính cả 4 phương án thì có thể thời gian tìm đáp án phải lên tới 8đến 10 phút.
TScần đặc biệt lưu ý những câu hỏi "bẫy", đưa ra nhiều đáp án gần giốngvới đáp án đúng. Cần hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và cácphương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất.
Vớiđề thi tuyển sinh, sẽ có khoảng 10 câu dành cho học sinh giỏi dùng để phân loạiTS.
Cảđề thi tốt nghiệp và tuyển sinh đều có phần kiến thức của cả 3 năm THPT, trongđó trọng tâm là chương trình lớp 12. Theo một số nhà giáo giàu kinh nghiệm thìsố lượng câu hỏi thuộc về phần kiến thức lớp 12, 11, 10 thường theo tỉ lệkhoảng 5-3-2. Vì thế, TS cần phải nắm thật chắc toàn bộ chương trình lớp 12,đồng thời không quên ôn lại kiến thức của hai năm trước đó.
Hiệnnay trên thị trường có rất nhiều loại sách hướng dẫn làm bài thi trắc nghiệm,bộ đề thi trắc nghiệm. Mỗi môn có tới vài chục đầu sách hướng dẫn khiến TS"loạn", không biết phải ôn tập theo cuốn nào.
Tronglúc này, TS không nên sử dụng quá nhiều sách tham khảo cùng một lúc. Nếu đãchọn cuốn sách nào thì nên "trung thành" với cuốn đó và làm hết toànbộ các đề trong sách. Nhưng quan trọng nhất là phải nắm thật vững kiến thức bởithi trắc nghiệm đồng nghĩa với việc kiến thức trải dài trên diện rộng. Khi cókiến thức bao trùm cả chương trình, TS có thể làm được bất cứ đề thi nào.
Dùng bút chì đúng cách
Vàophòng thi, khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), TS phải điền ngayvào các mục từ 1 đến 9 (bao gồm thông tin các nhân và thông tin về phòng thi,hội đồng coi thi, môn thi, ngày thi). Sau khi nhận đề, TS phải điền vào mục số10 là mã đề thi. Tất cả thông tin này đều phải điền bằng bút bi hoặc bút mực,không được sử dụng màu đỏ. Nếu điền thiếu bất cứ thông tin nào, bài làm đềuphạm quy.
Đồngthời chú ý xem lướt qua đề thi và phiếu trả lời xem có đầy đủ câu hỏi không,các câu hỏi có được in rõ ràng không. TS không làm bài trực tiếp vào đề thi màphải trả lời trên phiếu TLTN.
TStrả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách dùng bút chì tô đen toàn bộ khung A, B, Choặc D. Nên dùng loại bút chì mềm (2B, 6B...) và phải mang theo vài bút chì gọtsẵn dự trữ, đề phòng trường hợp gẫy ngòi. Không nên gọt bút chì quá nhọn, nênđể đầu bút chì dẹt và cầm bút chì thẳng đứng để tô đen nhanh.
Khitô các ô tròn, TS phải chú ý tô đậm kín cả ô, tô thừa ra ngoài một chút khôngsao nhưng tuyệt đối không tô thiếu. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn trả lờilại, TS dùng tẩy, tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô mới. Nếu không tẩy sạch, máychấm sẽ coi như có 2 ô đen và câu trả lời đó không được chấm điểm.
TSnên để phiếu TLTN bên phía tay cầm bút, bên kia là đề thi. Tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phảidò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựachọn. Tuy phải tận dụng thời gian nhưng cũng cần rất cẩn thận, tránh tô nhầmsang dòng của câu khác bởi vì chỉ cần một câu nhầm dòng có thể dẫn đến sai dâychuyền toàn bộ các câu sau đó.
Chia đề làm 3 nhóm, làm bàithành 3 vòng
Khilàm bài thi, TS nên chia câu hỏi thành 3 nhóm. Nhóm 1 là câu hỏi mà TS có thểtrả lời được ngay. Nhóm 2 là những câu hỏi cần phải tính toán và suy luận. Nhóm3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì TS cần đọckỹ dành thêm thời gian
Ngaykhi nhận đề thi, TS nên lướt quan toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài phút vàlựa chọn những câu cảm thấy dễ nhất và chắc chắn nhất để làm trước, đồng thờiđánh dấu những câu chưa làm được trong đề thi. Sau đó quay lại một lượt nữa đểgiải quyết những câu đã bỏ qua. Lưu ý là trong số những câu của vòng 2, TS vẫnnên chọn các câu dễ hơn để làm trước, những câu quá khó vẫn tiếp tục gác lại đểvòng ba.
Vìthi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên TS không nên dừng lại quá lâuở bất cứ câu hỏi nào. Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nêndùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt.Khi gút lại được 2 phương án, cơ hội sẽ là 50/50. Nếu khi ấy vẫn chưa có đáp ánthì TS buộc phải lựa chọn theo cảm tính.
Tuyệtđối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời đượccũng nên đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, TS có thể trảlời đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm
Trong 12 năm học phổthông, các bạn đã trải qua rất nhiều các bài kiểm tra cũng như các kì thi. Vậycác bạn đã rút ra được những kinh nghiệm gì cho bản thân mình? Bạn có cảm thấylo lắng khi kì thi đại học đang đến gần không? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệuvới các bạn một số mẹo nhỏ để giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tớicủa mình.
· Điều đầu tiên các bạn cần ghi nhớ đólà đừng cố gắng hoàn thành một câu hỏitrướckhi chuyển sang một câu hỏi tiếp theo. Điều này là rất quan trọng. Nếu bạn tập trung quánhiều vào một câu hỏi mà bạn chưa hiểu (hay chưa thể trả lời được) tức là bạn đang tự gây ra chomình ít nhất hai khó khăn sau:
- Mất thời gian:Bạn phải nhớ rằng, mỗi một câu hỏi chỉ được 1 điểm, vì vậy, nếu bạn dành quánhiều thời gian cho một câu hỏi mà bạn không thể trả lời những câu hỏisau đó thì bạn sẽ còn mất nhiều điểm hơn rất nhiều. - Mất tinh thần:Bạn sẽ cảm thấy lo lắng và sự lo lắng này rất có thể sẽ làm bạn bị mất tậptrung và do đó sẽ không thể đem lại cho bạn một kết quả cao được.
· Thứ hai, bạn nên xem qua một lượt tất cả các câu hỏi và trả lờinhững câu hỏi mà bạn cảm thấy chắc chắn câu trả lời của mình là đúng. Việc này sẽ giúp các bạn thoải máihơn và bản thân bạn cũng sẽ thấy tựtin hơn để tiếp tục làm những câu hỏikhác.
· Xem lại toàn bộ bài kiểm tra một lầnnữa để cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi khó. Bây giờ bạn đã cảm thấy tự tin hơn vào mình và sự tự tin này sẽ giúpbạn làm bài thi tốt hơn. Tuy nhiên,bạn cũng không nên quá tập trung vào một câu hỏi.
· Khi đã xem toàn bộ bài kiểm tra hailần, bạn hãy chú ý tìm xem có câu hỏi nào trong bài mà bạn đã trả lời có thểgiúp bạn trả lời được những câu hỏi khó không? Mẹo này rất ít bạn sử dụng khi làmbài thi. Các bạn phải lưu ý rằng, trongbài kiểm tra đôi khi có những câu hỏi mà câu trả lời của nó lại nằm trong chínhnhững câu hỏi sau đó. Chúng tôi vẫn phải nhắc lại là, bạn nên hoàn thành bàikiểm tra của mình (bỏ lại những câu hỏi khó, chưa trả lời được), sau đódùng thời gian còn lại để tiếp tục với những câu hỏi khó đó.
· Nếu như bạn đã chắc chắn về một câu trả lờinào đó, đừng quay trở lại để thay đổi nó. Thông thường (tất nhiên không phải luôn luôn)khi chúng ta đã chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta thực sự không cầnphải suy nghĩ nhiều về nó nữa. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấykhông chắc chắn và dễ làm bạn thay đổi ý kiến. Điều này rất hay xảy ra, vì vậyhãy hết sức chú ý nhé.
· Chọn ngẫu nhiên. Nếu như thời gian làm bài đã gần hết mà bạnvẫn chưa thể tìm ra được đáp án, hãy chọn một đáp án bấtkì theo sự suy đoán của bạn. Đừng bao giờ bỏ qua bất kì câu hỏi nào trongmột bài thi trắc nghiệm vì nếu bạn trả lời, bạn có 25% cơ hội trả lời đúng, còn nếu không trảlời bạn chẳng có cơ hội đúng nàocả.
· Loại bỏ những đáp án không thích hợp. Có rất nhiều những bài thi trongđó có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thíchhợp). Loại bỏ những đáp án đó đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó (nếubạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán).
· Hạn chế bản thân mình trong phạm vikiến thức mà mình biết. Học sinh thường bị tắc khicố gắng tìm ra đúng từ mà chúng chưa thể nhớ ra. Nếu không thể nhớ ra từ đó, hãy dùng một từ khác cũng có ýnghĩa tương tự.
· Tìm những dấu hiệu về thời gian khichia động từ.Điều quan trọng nhất để nhận biết là từ hay cụm từ chỉ thời gian – nó chỉ chochúng ta biết khi nào một việc gì đó xảy ra và việc chia động từ cũng thường dựa trên cơ sở này. Điều này giúp bạn loại bỏ được những đáp án không phù hợp. Việcchia động từ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biếtthì cần chia của động từ đó nhờ cụm từ chỉ thời gian, chứ không phải chỉ nhìnvào động từ và ngẫm nghĩ từng đáp án.
· Đừng gian lận. Bạn nên nhớ rằng, bạn thi khôngphải chỉ vì sự mong chờ của bố mẹ và thầy cô mà còn vì chính bản thânmình. Vì vậy; việc gian lận trong thi cử sẽ không giúp gì được cho quá trình học tập lâu dài củabạn. Hãy trung thực trong thi cử bạn nhé..
· Điều cuối cùng chúng tôi muốn nhắcnhở các bạn trước khi bước vào phòngthi là: - Tự tin vào bản thân mình (kiếnthức cũng như khảnăng của bạn). - Không nên dự đoán xem đề thi khó hay dễ, các bạn nhớ rằng khólà khó chung và dễ là dễ chung cho tất cả các thí sinh. - Thư giãn và tập trung vào trả lời câuhỏi. Câu dễ làm trước,câu khó làm sau, đừng nản chí. - Tận dụng tối đa thời gian làm bài.
11 Lưu ý trước khi vào phòng thi trắc nghiệm Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chươngtrình, không cótrọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránhđoán “tủ”, học “tủ”.
1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiềucâu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phảihọc toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”.
2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chươngtrình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại nhữngchi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mangnếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó.
3. Đừng baogiờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúpđỡ của TS khác trong phòng thi, vì các TS có đề thi với hình thức hoàn toànkhác nhau. 4. Trước giờthi, nên “ôn” lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác vànhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là một... cuộc chạy “marathon”.
5. Khôngphải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm; nên chọn loại bútchì mềm (như 2B...). Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt,phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm bútchì thẳng đứng để tô được nhanh. Nên có vài bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khilàm bài.
6. Theođúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trongphần khai báo trên phiếu TLTN. Bằng cách đó, TS có thể củng cố sự tự tin khilàm bài trắc nghiệm.
7. Thờigian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; TS phải hết sức khẩn trương,tiết kiệm thời gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết địnhchọn câu trả lời đúng.
8. Nên đểphiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắcnghiệm phía kia(bên trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm sốcâu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránhtô nhầm sang dòng của câu khác).
9. Nên bắtđầu làm bài từ câu trắcnghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết địnhlàm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi nhữngcâu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề.Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, trong khithực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương; nên làm những câu tương đối dễhơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếucòn thời gian.
10. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánhgiá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phươngán còn lại phương án nào là đúng.
11. Cố gắng trả lời tấtcả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất; không nênđể trống một câu nào (không trả lời).