NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CHO ẤU NHI
I.NHẬN XÉT:
*Au nhi bắt đầu nhận xét sự vật cách tò mò . . . Thế giới thần tiên làm các em say mê thích thú.
*Au nhi dễ bắt chước cách máy móc : cần nêu những gương sáng, những hình ảnh hoàn bị để các em bắt chước.
*Những chuyện trong Thánh Kinh, hạnh các Thánh là những đề tài làm các em thích thú.
II.THỰC HÀNH:
1.Đặt mình vào trình độ người nghe :
Hiểu được cảm nghĩ của Au nhi.
Sữ dụng chính ngôn ngữ của Ấu nhi.
2.Theo dõi sát nút sự chú tâm của trẻ :
Nếu chúng im lặng theo dõi : ta biết chúng đang chăm chú.
Nếu chúng ngó lơ láo, ngáp vặt, nghịch ngầm : chứng tỏ chúng đang ngán.
Ta phải tìm cách thay đổi giọng nói, thu ngắn chuyện, hay ngừng lại cho chúng một động tác vui, một băng reo chẳng hạn, giúp xua đuổi chán nản.
3.Lựa chọn chuyện thích hợp để nhét bài học vào :
Cần hợp cảm nghĩ, môi trường sống của trẻ.
Tô điểm bằng những hình ảnh quen thuộc, những sự kiện giúp các em dễ nhận, dễ hiểu, dễ nhớ.
4.Làm sáng tỏ những điều hay, điều dở để các em dễ nhận định:
Thêm những hình dung từ sống động.
Dùng lối so sánh với những hình ảnh, cảnh sống, thái độ quen thuộc, để diễn tả cho rõ.
Có thể nhái giọng nói, cử điệu của người, vật trong chuyện.
Đưa bài học hay kết luận ngay sau một “pha” của câu chuyện, nhưng đừng quá tham sẽ làm trẻ khó nhớ và làm câu chuyện đâm ra khô khan.
5.Tất cả đều hướng về một chủ đích có sức tác động mạnh :
Nắm vững câu chuyện, nếu không sẽ lang bang “ đầu Ngô mình Sở “
Không thần thoại hay dị đoan : nhưng quy về quyền năng Thiên Chúa .
Không quá tưởng tượng kẻo chỉ là một cuộc phiêu lưu vô định, không có đoạn kết, không đúng mục đích.
Sự học hỏi tâm lý trẻ giúp nhiều cho sự thành công trong nghệ thuật nói chuyện cho trẻ.