Ban Lễ Sinh Giáo Xứ Thánh Mẫu
Lễ Sinh Thánh Mẫu
Xin kính Chào
Ban Lễ Sinh Giáo Xứ Thánh Mẫu
Lễ Sinh Thánh Mẫu
Xin kính Chào
Ban Lễ Sinh Giáo Xứ Thánh Mẫu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ban Lễ Sinh Giáo Xứ Thánh Mẫu


 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Web tham khảo.








Thống Kê
Hiện có 10 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 10 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 98 người, vào ngày 16/10/2024, 3:07 am
Bạn Là Vị Khách Thứ
Website counter
Lesinhthanhmau's world
Locations of visitors to this page

 

 dành cho những ai gặp vấn đề khi không tìm ra bài này trong bài viết của năm 12

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
sangheo
Cựu Lễ Sinh
Cựu Lễ Sinh
sangheo


Tổng số bài gửi : 96
Điểm : 111
Được Cảm Ơn : 0
Birthday : 05/03/1993
Giáo Họ : GiuSe_pro
Ban Ngành : Lễ Sinh
Giáo Xứ : Thánh Mẫu-Lộc Phát

dành cho những ai gặp vấn đề khi không tìm ra bài này trong bài viết của năm 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: dành cho những ai gặp vấn đề khi không tìm ra bài này trong bài viết của năm 12   dành cho những ai gặp vấn đề khi không tìm ra bài này trong bài viết của năm 12 Icon-clock26/9/2010, 1:39 pm


“Mồ côi tội lắm ai ơi…”

Nhà “mồ côi” tại phố Phát Diệm Tây mới đón thêm 1 nhân khẩu mới là bà Trần Thị Nga, cựu thanh niên xung phong. Bà Nga có lẽ là người trẻ tuổi nhất “gia nhập” nhà “mồ côi”. Bà Nga tâm sự: Tôi đi thanh niên xung phong về, ở nhờ nhà đứa cháu từ bấy đến nay. Nhưng rồi nhờ vả mãi cũng ngại. Một lần lên UBND thị trấn làm thủ tục hưởng chế độ, được biết có những ngôi nhà “mồ côi” như thế, tôi hỏi thăm và được thị trấn quan tâm, đưa về ở. Khỏe mạnh nhất như tôi nhưng bao năm ở chiến trường, xương cốt đau, không làm ăn được gì, chỉ nhúc nhắc cơm, nước hàng ngày…

Còn như các bà Du, bà Hợi… (là các bà tham gia trò chuyện với chúng tôi) đều mù lòa cả, việc cơm nước cũng đành trông chờ vào sự giúp đỡ của những người lành lặn hơn trong khu nhà. Tuy mới đến nhưng bà Nga cảm nhận được không khí ấm áp của tình người trong khu nhà. Mỗi khi “trái gió trở giời”, người nọ sang thăm hỏi người kia, đỡ đần việc cơm nước, thuốc thang, động viên nhau gắng sống vui, sống khỏe…

Chỉ sang giới thiệu về ông Đồng, là người đàn ông duy nhất của khu nhà, bà Nga kể: Mọi việc to, nhỏ ở đây chúng tôi đều “trông” vào ông ấy. Ví như có ai đau ốm phải đi viện, ông ấy kêu xích lô chở đi viện hoặc nhà cửa chỗ nào dột, ông ấy trèo lên “sửa lại” luôn… Hoàn cảnh ông Đồng cũng thương tâm. Ông có “thâm niên” ở nhà “mồ côi” vài chục năm nay vì con cái hư hỏng. Sau khi thằng con trai ông đi tù, con dâu bỏ đi, căn hộ của ông ở nhà “mồ côi” lại đón thêm 2 đứa cháu nội, 1 đứa 15 tuổi và 1 đứa 11 tuổi.

Hàng tháng, ông cháu ông có thu nhập chính là số tiền trợ cấp của 2 đứa cháu được 360.000 đồng. Nhưng số tiền ấy chia ra cho 30 ngày thì không đủ nên ông phải “xoay” đủ nghề để có tiền nuôi 2 đứa cháu đang tuổi ăn học. Từ đi ăn xin, nhặt ve chai… đến việc giúp đỡ những gia đình có người qua đời. Còn 2 đứa cháu, ngoài giờ học ở trường, cũng đi xin ăn, nhặt ve chai, lọ nhựa… để có thêm thu nhập. Mọi khoản học hành, đóng góp ở trường, 2 đứa đều được miễn nên cũng đỡ cho ông phần nào…

Nhà “mồ côi” ở phố Phát Diệm Đông có vẻ khang trang, mát mẻ hơn vì “nằm” ngay cạnh nhà thờ Phát Diệm. Ở đây có 10 hộ sinh sống thì mỗi hộ mỗi cảnh. Cô Đỗ Thị Loan, người trẻ, khỏe nhất khu nhà đang bán hàng nước giải khát nhanh nhảu chạy ra đón chúng tôi. Cô cho biết: Tất cả các hộ ở đây đều là phụ nữ, ai cũng cao tuổi, mắc nhiều bệnh tật. Cụ Huy 100 tuổi ốm đau thường xuyên, cụ Ngọt 75 tuổi bị bệnh não không ăn uống gì được, cô A mắt lòa không nhìn thấy gì, cô B bị thần kinh, lúc nào cũng cười toe toét, không tự vệ sinh cá nhân được…

Trong số 10 hộ ở đây thì có 8 hộ hàng tháng được hưởng trợ cấp của Nhà nước, người thấp nhất 180.000 đồng/tháng, người cao nhất được 360.000 đồng/tháng. Với số tiền trợ cấp này, họ phải tằn tiện lắm mới đủ trang trải cho những bữa ăn đạm bạc: chỉ có cơm và rau xanh. Người nào có sức khỏe thì đi ăn xin, trông chờ vào những tấm lòng hảo tâm của khách du lịch. Chỉ có 2 người không được hưởng trợ cấp vì tuổi còn trẻ là cô Loan và 1 cô nữa thì phải xoay xở đủ việc để có tiền nuôi thân.

Luôn ấm áp tình người

Từ khi về khu nhà “mồ côi” đến nay đã 4 năm, cô Đỗ Thị Loan đảm nhận chăm sóc 2 cụ già mắc bệnh hiểm nghèo. Cô kể về trường hợp cụ bà đầu tiên bị ung thư, mọi sinh hoạt ăn uống, tắm giặt, vệ sinh đều một tay cô đảm nhận. Cô Loan bịt khẩu trang, đeo găng tay làm vệ sinh vết thương, lau chùi cho bà cụ hàng ngày… Đến nay lại có bà cụ Ngọt ở ngay phòng cuối dãy bị não, nằm liệt một chỗ. Hàng ngày lo cơm nước cho cụ hết sức vất vả vì bệnh nặng nên cụ ăn uống khó nhọc. Mỗi bữa phải mất từ 4-5 tiếng đồng hồ để đút cơm đã xay nát cho cụ ăn. Vệ sinh cũng tại chỗ…

Vậy nhưng, trong câu chuyện kể với chúng tôi, cô Loan không một lời than phiền về những công việc mình làm. Cô bảo: Mình cũng như các cụ đều hoàn cảnh mồ côi về đây nương tựa bên nhau. Người khỏe giúp người ốm là chuyện thường tình. Hơn nữa, ở với nhau lâu ngày, tình cảm như con cháu trong gia đình… Còn 1 cô trong khu nhà tuổi còn trẻ nhưng lại mắc bệnh thần kinh, lúc nào cũng cười tươi nhưng không nhận thức được. Mọi việc, từ vệ sinh cá nhân, cơm nước… đến chải tóc, giặt quần áo đều do mọi người trong khu nhà giúp đỡ.

Ngoài tình cảm và sự chia sẻ của mỗi thành viên đang sinh sống trong những ngôi nhà “mồ côi” dành cho nhau, những “mảnh đời” bất hạnh này còn luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhà thờ xứ Phát Diệm, các tổ chức, cá nhân…

Trao đổi với các đồng chí lãnh đạo UBND thị trấn Phát Diệm, được biết: ở 2 khu nhà “mồ côi” phố Phát Diệm Đông và Phát Diệm Tây hiện nay có 15 hộ sinh sống. Gọi là hộ vì họ phần lớn đều thuộc đối tượng hưởng chế độ người già neo đơn, người tàn tật... theo Nghị định 167 của Chính phủ. Tuy nhiên, khi sinh sống trong ngôi nhà, họ đều ở ghép 2-3 hộ một phòng.

Tất cả các đối tượng này đều được thị trấn quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách. Ai cũng có thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh. Hàng năm, vào dịp lễ, Tết, thị trấn đều có những món quà thăm hỏi, động viên họ. Bên cạnh đó, nhà thờ xứ Phát Diệm cũng rất quan tâm đến họ. Vào những ngày lễ của người Công giáo, nhà thờ thường gửi gạo cho các hộ. Mỗi khi nhà cửa xuống cấp, dột nát, nhà thờ xứ và thị trấn đều cử người đến sửa chữa, giúp đỡ…

Đưa ra khoe những tấm áo ấm còn mới tinh, các bà ở khu nhà phố Phát Diệm Đông phấn khởi kể: Đây là tình cảm của các cụ thuộc Hội Người cao tuổi thị trấn dành tặng cho chúng tôi dịp Tết Nguyên đán vừa qua để chúng tôi có áo ấm trong mùa đông giá rét…

Với những hoàn cảnh tại 2 khu nhà “mồ côi” ở thị trấn Phát Diệm hiện nay đang cần sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa của những tấm lòng nhân ái vì họ đều bệnh tật, không lao động được lại đang ở tuổi sắp “gần đất xa trời”…


Vi dụ 2
Con người ta được sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn lao, nhưng có lẽ được sống trong lòng của những người khác còn là hạnh phúc lớn lao hơn nữa. Điều em muốn nói tới ở đây chính là cảm giác yêu thương và được yêu thưong. Có lẽ yêu thương chính là hạnh phúc lớn nhất của con người!

Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn,... thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thế chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống là dành cho cả 2 phía. Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì có thể nhận được rất nhiều. Đối với một đưa trẻ thì đó có thể là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát ươm mầm cho một trái tim nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ.

Tình yêu thương là những rung động giữa con người với con người, là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn được từ đâu nữa? Khi ấy hạnh phúc sẽ ko thể tồn tại được nữa!

Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người!

Với tuổi trẻ hiện nay trong môi trường toàn cầu hóa giao tiếp con người càng rộng thì lòng yêu thương cần được mở rộng ra hơn, đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng nghi kỵ. Tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…". Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chứng ta là những con người có lối "sống đẹp”.

“Cuộc sống không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải làm sao để vượt qua được những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách, và không ai là không vấp ngã một lần. Vậy nhưng sau cú ngã đau đớn ấy, bạn làm gì mới là điều đáng nói. Trong đầu tôi cứ thể hiện lên hình ảnh con lật đật nhỏ bé miệng luân nở nụ cười và lần nào vấp ngã cũng bật dậy, trên môi vẫn là nụ cười lạc quan. Đã bao giờ bạn được như con búp bê ấy, kiên cường và nghị lực?...Đọc Đặng Thuỳ Trâm, những dòng tâm sự của chị, từng câu từng chữ bao giờ cũng tràn ngập một lòng ham sống phi thường. "Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố ". Câu nói tâm đắc ấy của chị, giờ đây, mỗi chúng ta cũng phải lấy đó làm châm ngôn sống cho cuộc sống của mình.

Tôi được nghe thầy dậy Hoá kể câu chuyện về người học trò cũ của thầy. Anh là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, luôn nằm trong nhóm đầu. Vậy nhưng trong kỳ thi Đại học quan trọng anh lại trượt điều tưởng như không thể đã xảy ra. Đau buồn, thất vọng về chỉnh mình, cuộc sống của một thanh niên 18 tuổi lúc ấy chỉ toàn một màu đen khi bao hứa hẹn tương lai, kỳ vọng của gia đình, thầy cô đều sụp đổ. Không chịu giam mình trong màn đêm, anh tự mình thắp lên ngọn nến niềm tin và tiếp tục học tập hết mình. Anh đã đỗ vào năm sau với một số điểm cao. Dù so với bạn bè, anh là người đến sau nhưng anh lại là người đạt được chiến thắng lớn nhất: Chiến thắng chính mình, cuộc sống với những ranh giới của nó luôn bao quanh bạn. Nếu không có nghị lực làm sao bạn có thể đi hết được con đường của riêng mình ? Từ số 1 đến số 0 chỉ trong gang tấc nhưng khoảng cách từ số 0 đến số 1 trên trục đời là cả một quá trình mà nếu không có niềm tin, nghị lực, bạn sẽ mãi chỉ là con số 0 mà thôi. Hãy là một người bộ hành với đôi chân dẻo dai sẵn sàng đạp lèn mọi chông gai để bước đi: "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn những mũi gai” Lời bài hát của ban nhạc tôi yêu thích cứ văng vẳng bên tai. Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của bạn! Làm được như vậy tức là bạn đang "sống đẹp",sống và luôn giữ cho mình một niềm tin vào ngày mai, luôn có một nghị lực vươn lên hướng đến ánh mặt trời.Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:
"Khi anh sinh raMọi người đều cườiRiêng anh thì khóc tu tuHãy sống sao để khi chết điMọi người đều khócCòn môi anh thì nở nụ cười”.Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!


Đặt vấn đề:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề:
• Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
• Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ)
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%)
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
• Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
• Ý nghĩa:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
• Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: - Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...
Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...
• Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng:
• - Dùng biện pháp tuyên truyền.
• - Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
• - Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
• - Thành lập đội thanh niên tình nguyện
....................................
Số liệu trên trích dẫn từ ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam.

Đề bài: Tình thương là hạnh phúc của con người.
(Tài liệu từ onthi.com)

Thể loại: Văn nghị luận (thao tác nghị luận: Phân tích , tổng hợp, giải thích, chứng minh và bình luận)
Ta chia ra làm ba uận điểm:
Luận điểm 1: Giải thích khái niệm
- Tình thương là gì?
- Hạnh phúc là gì?
Quan hệ giữa tình thương và hạnh phúc?
Luận điểm 2: Những biểu hiện cụ thể của tình thương
- Yêu thương: Yêu ông bà cha mẹ, người thân, yêu mọi người xung quanh, yêu bản thân; Biết quan tâm , chia sẻ , cảm thông với những người bất hạnh; mong muốn cho con người được hạnh phúc; căm ghét những kẻ hại người; yêu thiên nhiên, vạn vật yêu cuộc sống, giữ gìn trong sach môi trường; yêu tổ quốc.
- Hành động: Hiếu kính với ông bà cha mẹ, quan tâm giúp đỡ, làm những công việc nhà, học tập trở thành con ngoan trò giỏi báo đáp công ơn; sẵn sàng giúp đõ người cơ nhỡ, giúp đỡ đồng bào thiên tai lũ lụt, tàn tật, thể hiện một lời nói nhã nhặn, một thái độ lịch sự không làm người tàn tật bị tổn thương; quyên góp sách vở quần áo trắng cho hoc sinh ngheo vùng sâu vùng xa; rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan trong gia đình , công dân tốt trong xã hội để xây dựng đất nước thêm giàu mạnh văn minh.
- Phê phán những kẻ ích kỉ, chỉ biết giữ cho riêng mình , giàu có về của cải vậy chất nhưng nghèo nàn về tình thương, chỉ biết lo cho hạnh phuc cá nhân
Luận điểm 3: Ý nghĩa
Tình thương làm cho người gần người hơn. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, nhân bản hơn khi xã hội có tình thương.
Khi xã hội càng văn minh, càng giàu có thì càng cần có tình thương.
Tóm lại: Nói tình thương là hạnh phúc thì thật là chính xác

Về Đầu Trang Go down
dinhtiendat(*__*)
Thành Viên
Thành Viên
dinhtiendat(*__*)


Tổng số bài gửi : 77
Điểm : 152
Được Cảm Ơn : 0
Giáo Họ : phanxico
Ban Ngành : giup le
Giáo Xứ : thanhmau

dành cho những ai gặp vấn đề khi không tìm ra bài này trong bài viết của năm 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: dành cho những ai gặp vấn đề khi không tìm ra bài này trong bài viết của năm 12   dành cho những ai gặp vấn đề khi không tìm ra bài này trong bài viết của năm 12 Icon-clock26/9/2010, 1:47 pm

chúc mừng sang đã có bài viết đầu tiên của mình khá hay , làm cho anh em đọc mỏi cả mắt và cuối cùng sang đã chốt lại với một bài dày như vậy chi với một câu"Tóm lại: Nói tình thương là hạnh phúc thì thật là chính xác"
thật súc tích nhưng hơi lam khó ae phải đọc hết một bài như vậy.!!!!
Về Đầu Trang Go down
 
dành cho những ai gặp vấn đề khi không tìm ra bài này trong bài viết của năm 12
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cảm nhận dành cho tất cả những ai được sinh ra và lớn lên tại Bảo Lộc...
» những câu nói ngọt ngào ( dành cho người đang ju thui nha!!!!)
» Những câu nói hay trong tinh yêu
» Những nghề hot nhất trong tương lai
» Có phải không lên rước lễ vì ta tự xét là không xứng đáng hoặc chưa sẵn sàng chăng?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ban Lễ Sinh Giáo Xứ Thánh Mẫu :: Góc Của Tôi. :: Chia Sẻ & Tâm Sự.-
Chuyển đến