Việt Nam sẽ đăng cai hội nghị các giám mục Á châu Việt Nam được mong đợi sẽ đăng cai hội nghị khoáng đại sắp tới của Liên Hội đồng giám mục Á châu (FABC).
"Các lãnh đạo Giáo hội trên khắp châu Á vừa quyết định tổ chức hội nghị khoáng đại lần 10 của FABC tại đất nước chúng tôi," Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cho biết.
Đức Hồng y Mẫn nói Ủy ban trung ương của FABC đã đưa ra quyết định này cách đây hai tuần tại một phiên họp ở Bangkok. Ngài và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, phó tổng thư ký của Hội đồng giám mục Việt Nam, có tham dự cuộc họp này.
Hội nghị khoáng đại của FABC được tổ chức bốn năm một lần. Hội nghị lần trước diễn ra ở Manila năm 2009. Hội nghị lần tới sẽ diễn ra trong tuần thứ ba của tháng 11 năm 2012 tại Trung tâm mục vụ ở thành phố Hồ Chí Minh, ngài cho biết.
"Chúng tôi rất vui mừng đón tiếp hội nghị khoáng đại sắp tới tại đất nước chúng tôi lần đầu tiên kể từ khi thành lập FABC năm 1970" – Đức Hồng y Mẫn nói.
Ngài nói Giáo hội địa phương muốn nhận được danh sách các tham dự viên trước hội nghị một hoặc hai tháng để gởi cho chính quyền xem xét. Sau đó Giáo hội sẽ gởi thư mời các tham dự viên để họ xin visa.
Ngài nói ngài hy vọng sự kiện này sẽ thúc đẩy tình liên đới, huynh đệ và hiệp thông giữa các Giáo hội tại châu Á.
Ngài lưu ý rằng mặc dù Giáo hội địa phương không có đủ cơ sở vật chất tiện nghi nhưng điều đó sẽ giúp các tham dự viên đồng cảm với những khó khăn của Giáo hội.
FABC là tổ chức tình nguyện của các hội đồng giám mục nhằm thúc đẩy tình liên đới và đồng trách nhiệm giữa các thành viên vì lợi ích của Giáo hội và xã hội ở châu Á.
Hội nghị khoáng đại là cơ quan cao nhất của FABC. Tất cả các ủy ban và văn phòng đều phải báo cáo với hội nghị.
FABC có 15 hội đồng giám mục thành viên gồm Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Kazakhstan, Lào-Cambodia, Malaysia-Singapore-Brunei, Myanmar, Nhật Bản, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Tổ chức này cũng có 10 thành viên liên đới gồm Hong Kong, Macao, Mông Cổ, Nepal, Kyrgyzstan, Siberia (Nga), Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Đông Timor. Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
Việt Nam được mong đợi sẽ đăng cai hội nghị khoáng đại sắp tới của Liên Hội đồng giám mục Á châu (FABC).
"Các lãnh đạo Giáo hội trên khắp châu Á vừa quyết định tổ chức hội nghị khoáng đại lần 10 của FABC tại đất nước chúng tôi," Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cho biết.
Đức Hồng y Mẫn nói Ủy ban trung ương của FABC đã đưa ra quyết định này cách đây hai tuần tại một phiên họp ở Bangkok. Ngài và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, phó tổng thư ký của Hội đồng giám mục Việt Nam, có tham dự cuộc họp này.
Hội nghị khoáng đại của FABC được tổ chức bốn năm một lần. Hội nghị lần trước diễn ra ở Manila năm 2009. Hội nghị lần tới sẽ diễn ra trong tuần thứ ba của tháng 11 năm 2012 tại Trung tâm mục vụ ở thành phố Hồ Chí Minh, ngài cho biết.
"Chúng tôi rất vui mừng đón tiếp hội nghị khoáng đại sắp tới tại đất nước chúng tôi lần đầu tiên kể từ khi thành lập FABC năm 1970" – Đức Hồng y Mẫn nói.
Ngài nói Giáo hội địa phương muốn nhận được danh sách các tham dự viên trước hội nghị một hoặc hai tháng để gởi cho chính quyền xem xét. Sau đó Giáo hội sẽ gởi thư mời các tham dự viên để họ xin visa.
Ngài nói ngài hy vọng sự kiện này sẽ thúc đẩy tình liên đới, huynh đệ và hiệp thông giữa các Giáo hội tại châu Á.
Ngài lưu ý rằng mặc dù Giáo hội địa phương không có đủ cơ sở vật chất tiện nghi nhưng điều đó sẽ giúp các tham dự viên đồng cảm với những khó khăn của Giáo hội.
FABC là tổ chức tình nguyện của các hội đồng giám mục nhằm thúc đẩy tình liên đới và đồng trách nhiệm giữa các thành viên vì lợi ích của Giáo hội và xã hội ở châu Á.
Hội nghị khoáng đại là cơ quan cao nhất của FABC. Tất cả các ủy ban và văn phòng đều phải báo cáo với hội nghị.
FABC có 15 hội đồng giám mục thành viên gồm Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Kazakhstan, Lào-Cambodia, Malaysia-Singapore-Brunei, Myanmar, Nhật Bản, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Tổ chức này cũng có 10 thành viên liên đới gồm Hong Kong, Macao, Mông Cổ, Nepal, Kyrgyzstan, Siberia (Nga), Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Đông Timor.