LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO XỨ
(Đã đước Giáo Xứ kiểm định và lưu hành)CÒN MÃI ĐỜI SAU GIÁO XỨ NÀY,
CHA ÔNG BAO SỨC ĐÃ DỰNG XÂY.
LẤY TÊN THÁNH MẪU DO ƠN CHÚA,
TRẢI BAO THĂNG TRẦM CÓ HÔM NAY.GIÁO XỨ THÁNH MẪU
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUA NĂM THỜI CHA QUẢN XỨ.
I. CÁC THỜI CHA QUẢN XỨ.
1. 1954 – 1975: Cha Cố Phêrô Maria Đỗ Xuân Thính
2. 1975 – 1978: Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng
3. 1978 – 1993: cha Louis phạm văn nhượng
4. 1993 – 2004: cha cố Giuse Nguyễn Văn Hân
5. Từ 11/01/2005 đến nay: cha Gioan Bosco Trần văn điện
II. Hình thành và phát triển.
1. Địa lý:
Giáo xứ Thánh Mẫu thuộc giáo hạt Bảo lộc. Vị trí nằm về hướng bắc của nhà thờ bảo lộc với khoảng cách gần 8Km, được nối vào Quốc lộ 20 bằng con đường nguyễn văn cừ (đầu đường là ngã ba lộc sơn và cuối đường là huyện bảo lâm. Từ ngã ba lộc sơn đi vào với địa chỉ 571 Nguyễn văn cừ).
Về hành chính, Giáo Xứ Thánh Mẫu trực thuộc phường lộc phát_thị xã bảo lộc.
Nhà thờ Thánh Mẫu được xây dựng hoàn thành vào năm 1967 cạnh sát mặt đường nguyễn văn cừ, toạ lạc ngay ngã ba đường nguyễn văn cừ và đường trần bình trọng.
Dọc theo đường nguyễn văn cừ về hướng bắc là huyện bảo lâm có các Giáo Xứ: Giáo Xứ Tân Rai, Giáo Xứ lâm phát.
Theo đường trần bình trọng về phía đông có giáo họ Giuse xứ Thánh Mẫu và các Giáo Xứ thanh xuân, Giáo Xứ lộc đức.
2. Dân số.
a. Hình thành.
Giáo Xứ Thánh Mẫu được thành lập từ năm 1954 của cha cố Phêrô Maria Đỗ Xuân Thính và quý cha phó, các thầy giúp xứ, quý Soeur Dông Mến Thánh Giá Phát Diệm. 98% dân số sống trên địa bàn Giáo Xứ theo đạo Thiên Chúa và là những người sống định cư từ năm 1954 rồi phát triển lớn dần như ngày nay. Với con số giáo dân ban đầu khoảng 600 người đa số thuộc giáo dân của địa phận phát diệm và được phân chia làm 6 giáo họ: Giáo Họ Đức Bà, Giáo Họ Giuse, Giáo Họ Micae, Giáo Họ Kitô Vua, Giáo Họ Gioan.
b. Phát triển dân số.
Qua 53 năm hình thành, xây dựng và phát triển dưới sự dẫn dắt của 5 cha quản xứ, tổng số giáo dân là 12000 (thống kê năm 2000), trong đó có khoảng 1500 giáo dân chuyển vào định cư tại xứ lâm phát. Số giáo dân còn lại khoảng trên 10000 nhân danh được chia ra:
1) Giáo Xứ Gioan: là giáo họ được thành lập cuối cùng năm 1960 và là Giáo Họ xa nhất có số giáo dân khoảng 3000 nhân danh.
2) Giáo sở Kitô: được thành lập năm 1957 có số giáo dân khoảng 3300 nhân danh.
3) Giáo Họ Đức Bà: thnành lập năm 1954 gồm 109 hộ, 482 nhân danh.
4) Giáo Họ Phanxicô: thành lập năm 1954 gồm 525 hộ, 2200 nhân danh.
5) Giáo Họ Giuse: thành lập năm 1954 gồm 371 hộ, 1523 nhân danh.
6) Giáo Họ Micae: thành lập năm 1954 gồm 90 hộ, 363 nhân danh.
c. Phát triển xây dựng:
Qua năm thời xây dựng và phát triển.
Nhà thờ Giáo Xứ Thánh Mẫu được xây dựng và khánh thành năm 1967. Nhà thờ Thánh Mẫu hiện nay đã được tu sửa nhiều lần qua các thời cha quản xứ cho thêm phần nghiêm trang và đẹp đẽ.
Riêng hai giáo họ Gioan và Kitô có đất đai rộng nên số giáo dân phát triển rất nhanh từ sau năm 1975 chủ yếu là các gia đình trẻ của Giáo Xứ và một số ít từ các địa phương khác đến định cư. Vì số giáo dân đông nên các cha đã cho xây dựng nhà thờ lớn để cho phù hợp và được các cha dâng thánh lễ hằng ngày, sinh hoạt độc lập như một giáo xứ và được đổi tên gọi là giáo sở Gioan và giáo sở Kitô vua.
Theo đề nghị của Cha Quản xứ Gioan Bosco và được sự chấp thuận của Đức Giám Mục chủ chăn của Giáo Phận, vào ngày 18 tháng 10 năm 2007 Giáo Sở Gioan đã được công nhận là Giáo Xứ mới của Giáo hạt và Giáo Phận, Đức Cha cũng có bàn sai đặt cha Quản Xứ tiên khởi, Cha Giuse Nguyễn VĂn Tú để giúp đỡ giáo dân. Đây cũng là niềm vui mới cho Giáo sở Gioan và Giáo Xứ Thánh Mẫu .
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIÁO XỨ THÁNH MẪU 1954-1975
(CHA CỐ PHÊRÔ MARIA ĐỖ XUÂN THÍNH).
Sau hai tháng giáo dân miền bắc di cư vào nam, định cư tại tân phát, BLao được thành lập với ngôi nhà đầu tiên của vùng định cư là trụ sở Uỷ Ban nhân dân xã. Dân được chuyển đến trại bằng xe vận tải và tất cả số đông là nam giới. Những người khoẻ mạnh được đưa đến để phá rừng làm nhà và trồng cấy. Đa số là những người quen là ruộng trồng lúa, nhưng khi nhìn thấy rừng rú thì lo sợ rừng thiêng nước độc lạnh lẽo nên cứ hai hay ba xe chở người lên để định cư thì lại có một xe được người dân thuê để chở người đi tìm nơi khác định cư. Thường thì tìm về đồng lúa.
Về phần các cha luôn có sự hiện diện ở từng nhà giáo dân để dộng viên tinh thần và quan tâm đời sống để giáo dân an tâm ở lại với Giáo Xứ.
Trong thời gian này, cha cố Phêrô luôn được thầy Thành (chưa chịu chức linh mục), Cha giáo Gioan Phạm Minh Học và đặc biệt cha phó Stephanô Phan Sâm luôn luôn ở bên và giúp đỡ mọi công việc.
Công việc đầu tiên của cha cố và làm nhà thờ và Giáo Xứ để giáo dân có nơi thờ phượng Chúa. Nhà thờ đầu tiên được làm năm 1955 lợp mái bằng bạt. Sau thời gian ngắn đã được lợp lại bằng tôn thiếc. Nhà xứ cũng được làm lại bằng gỗ ván lợp tôn xi măng. Trước nhà xứ có trồng mấy cây trứng cá và trong khu vực sân nhà thờ Cha Cố cũng để lại mấy cây rừng để làm bóng mát.
Các Giáo Họ trong Giáo Xứ có họ Đức Bà, Giáo Họ Phanxicô, Giáo Họ Giuse, Giáo Họ Micae. Sau đó là hai Giáo Họ ở xa nhất là Giáo Họ Kitô năm 1957 và Giáo Họ Gioan thành lập năm 1960. Nhà xứ cũng được xây mới năm 1962 để có đủ điều kiện cho các cha và thầy Giáo Xứ ở làm việc.
Cha phó Stêphanô Phan Sâm là linh mục phó xứ đầu tiên, cùng với cha cố Phêrô mở đường lập xứ Thánh Mẫu từ ngày đầu tiên năm 1954.
Ngày đó cha là một linh mục còn trẻ, chỉ mới 30 tuổi, còn nhiều sức khoẻ nên đã đóng góp rất nhiều cùng với cha cố Phêrô trong việc mở mang Giáo Xứ từ năm 1954 đến năm 1960.
Từ năm 1960 đến năm 1963 cha làm chính xứ Giáo Xứ Long Bình. Và từ năm 1963 Chính xứ Đông Hoà, Dĩ An, Bình Dương.
Hiện hiện nay cha đã yếu 83 tuổi và đã được hưu dưỡng. Vào dịp lễ Giáng Sinh năm 2005, sau 45 năm từ giã Giáo Xứ Thánh Mẫu, cha phó Stêphanô Phan Sâm đã về thăm Giáo Xứ với biết bao thay đổi, những kỉ niệm buồn vui ngày lập xứ được cha tâm sự.
Cha phó Stêphanô Phan Sâm chính là chứng nhân của thời gian 53 năm kể từ ngày lập xứ.
Năm 1959 thầy Marcô Trần Xuân Thành đã được thụ phing linh mục và cùng với cha phó Stêphanô Phan Sâm phụ giúp cha cố quản xứ Phêrô trong công việc Giáo Xứ và các đoàn thể.
Năm 1960 cha phó Stêphanô Phan Sâm được bài sai làm Giáo Xứ Long Bình – Sài Gòn. Từ đây, cha Thành làm hiệu trưởng trường Trí Đức thay cha Phan Sâm, cha Thành vừa công việc Giáo Xứ và cùng với các thầy giảng Phát Diệm, Các Soeur dòng Mến Thánh Giá dạy học cho các em.
Năm 1963 số lượng giáo dân tăng nhiều cần phải có nhà thờ lớn hơn để phù hợp với nguyện vọng của giáo dân trong việc thờ phượng Chúa. Cha Cố đã cho bầu ban đốc công để cùng các cha, hội đồng Giáo Xứ và các Giáo Họ bắt đầu xây dựng nhà thờ mới (hiện nay).
Nhà thờ cũ được chuyển sang bên phải để cử hành thánh lễ hàng ngày.
Vào ngày 14 thág 04 năm 1964 nhờ ơn Chúa và sự đóng góp hưởng ứng tích cực của Giáo dân. Nhà thờ mới đã được bỏ móng đặt viên đá đầu tiên trong sự vui mừng của quý cha và toàn thể giáo dân.
Công việc xây dựng rất vất vả, dùng toàn sức người không có máy móc nhưng mọi người đều vui.
Nhà Chúa đã được tổ chức ăn mừng từng phần để giáo dân có dịp đóng góp cho Giáo Xứ.
Sau nhiều cố gắng của quý cha và cộng đoàn Giáo Xứ, các ân nhân trong ngoài xứ, nhà thờ Giáo Xứ cũng được hoàn tất và lễ khánh thành tạ ơn Chúa được tổ chức vào ngày 14 tháng 04 năm 1967.
Cũng trong thời gian này, nhà thờ Giáo Họ Gioan, nhà thờ Giáo Họ Kitô, tượng đài thánh Giuse cũng được xây dựng tại các Giáo Họ.
Về mọ công việc của Giáo Xứ, Cha Cố Quản Xứ Phêrô còn được sự trợ giúp đặc biệt của các Cha Phó:
· Cha Phêrô Phan Năng Hưởng từ năm 1971 – 1973.
- Ngày 07-08-1974 cha phụ trách Giáo Xứ Phát Chi, Cầu Đất và hiện nay là cha Quản Xứ Giáo Xứ Tân Phú – Di Linh.
· Cha Giuse Nguyễn Đức Hậu 1973 – 1974
- Hiện nay ở tại Hoa Kỳ.
· Cha Phanxicô Nguyễn Văn Hoàng 1974 – 1975
- Hiện là bền trên Tu Hội Tận Hiến và Giám Đốc Nhà nghỉ dưỡng Linh Mục Giáo Phận tại Kitô viện, Tân Thanh.
Còn mãi đời sau Giáo Xứ này,
Cha ông bao sức đã dựng xây.
Lấy tên Thánh Mẫu do ơn Chúa,
Trải bao thăng trầm có hôm nay.
Kính tặng Cha Cố Phêrô.
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIÁO XỨ THÁNH MẪU 1975 – 1978
CHA QUẢN XỨ
PHANXICÔ XAVIE NGUYỄN VĂN HOÀNG
Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 đất nước thống nhất, mọi sinh hoạt của xã hội và Giáo Xứ chuyển qua một giai đoạn mới.
Vì tuổi tác và sức khoẻ, Cha cố Phêrô đã xin được nghỉ hưu để cha phó Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Hoàng đảm nhiệm chức vụ quản xứ và có sự trợ giúp của cha phó Giuse Nguyễn Công Đàm.
Đây là thời gian các sinh hoạt của Giáo Xứ, các hội đoàn thực sự khó khăn. Nhưng cha quản xứ cũng tổ chức thành lập được bốn ca đoàn để phục vụ các Thánh Lẽ của Giáo Xứ là:
· Ca đoàn Giáo Xứ.
· Ca đoàn thiếu nhi.
· Ca đoàn Giuse.
· Ca đoàn Cécilia.
Cha cũng tổ chức hội các bà mẹ sinh hoạt rất đông. Hội kèn đồng, hội trống được khuyến khích va củng cố thêm. Ngoài ra, còn có hội thánh thể, hội tràng hạt liên tiếp.
Cho đến giữa năm 1978 vì khách quan, cha quản xứ Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Hoàng không còn coi sóc Giáo Xứ.
Là linh mục trẻ, hiền lành, vui vẻ, ân cần và giản dị, giáo dân có nhều hy vọng vào sự dẫn dắt hữu hiệu của ngài.
Sự thay đổi ngoài ý muốn này đã tạo nên cho cộng đoàn giáo dân sự tiếc nuối và buồn bã. Cũng trong thời gian này, cha phó Giuse Nguyễn Công Đàm đã sang định cư tại Hoa Kỳ.
Thời gian này Giáo Xứ chỉ còn lại cha cố Phêrô tuổi cao sức yếu nên việc cử hành thánh lễ và công việc Giáo Xứ hết sức khó khăn.
Vào thời gian này, Giáo Xứ Thánh Mẫu còn cả 6 họ là một Giáo Xứ có số giáo dân nhiều nhất trong Giáo Phận.
Cha Phanxicô Nguyễn Văn Hoàng,
Giản dị, ân cần xứng là chân tu.
Sống qua năm tháng khổ cùng,
Noi theo gương Chúa một lòng trung kiên.
Kính tặng cha Phanxicô.
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIÁO XỨ THÁNH MẪU 1978 – 1993
CHA QUẢN XỨ
LOUIS PHẠM VĂN NHƯỢNG
Từ ngày Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Hoàng không còn coi sóc Giáo Xứ, các Thánh Lễ sáng chiều đều do cha cố Phêrô cử hành. Vì tuổi cao và sức khoẻ kém, những bước chân khó khăn khi bước lên bàn thánh đã nói lên sự cố gắng của Ngài. Các tổ chức đoàn thể càng khó khăn hơn.
Vào ngày 10 tháng 12 năm 1978 Đức Giám Mục Bartholoméo đã đề cử cha Louis Phạm Văn Nhượng từ Kitô viện về coi sóc và đảm nhiệm quản xứ Giáo Xứ Thánh Mẫu.
Thời gian này chỉ còn một ca đoàn duy nhất là hội ca vịnh. Trong những năm đầu khi mới nhận Giáo Xứ cha Louis đã nâng sự hiểu biết của giáo dân bằng cách giảng rõ về lời Chúa trong các Thánh Lễ, các bài đọc năm A, năm B, năm C, năm chẵn, năm lẻ trong Thánh Lễ được Cha Phân tích tỉ mỉ bằng lối dẫn giải đơn giản, từ đó nâng cao được sự hiểu biết về lời Chúa.
Cha Louis cũng hướng cho mọi người sống đạo theo tinh thần thư chung của HĐGMVN 1980, phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Đặc biệt với cách châm ngôn sống Phúc Am trong lòng dân tộc, tốt đạo đẹp đời. Ngoài ra, Ngài còn là một thành viên UBMT Tổ Quốc Huyện Bảo Lộc, đại diện cho tôn giáo để nói tiếng ói của người Kitô Hữu.
Để tỏ lòng biết ơn Cha cố Phêrô Maria Đỗ Xuân Thính với các hy sinh và đóng góp cha Giáo Hội và Giáo Xứ, cha quản xứ đã tổ chức lễ Kim Khánh Linh Mục cho Cha cố Phêrô 17/03/1934 – 17/03/1984 do Đức Cha Bartholoméo chủ sự.
Trong thời gian này, Cha Louis được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy Gioan Baotixita Lê Kim Huấn và ngày 09 tháng 08 năm 1987 thầy được Giám Mục Giáo Phận phong chức linh Mục tại nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt và được bổ nhiệm là phó xứ Thánh Mẫu.
Công việc xây dựng và tu sửa Nhà Thờ vào năm 1988. Sau hơn 20 năm xây dựng, các mái balcon chung quang nhà thờ đã bị xuống cấp, nhiều chỗ bị ngấm nước và võng xuống nhiều so với kích thước. Cha Louis đã vận động giáo dân xây thêm hàng cột bên ngoài bằng bê tông để chống đỡ và gạch thông gió, tô đá rửa. Về phía mặt chính của ngôi Thánh Đường cũng được sửa sang và xây thêm cổng ra vào tạo cho ngội Thánh Đường Giáo Xứ thêm phần trang nghiêm và đẹp đẽ.
Về phần các hội đoàn cũng được thành lập thêm, Ban Hội Đồng Giáo Xứ được bầu lại và đổi tên gọi là “BAN PHẦN VIỆC” cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Thời gian này có 6 Giáo Họ được chia làm 3 Giáo Họ lớn và 3 Giáo Họ nhỏ:
· Ba họ lớn là: Giáo Họ Đức Bà, Giáo Họ Giuse, Giáo Họ Phanxicô.
· Ba họ nhỏ là: Giáo Họ Micae, Giáo Họ Kitô, Giáo Họ Gioan.
Công việc Nhà Thờ, đóng góp Giáo Xứ cũng căn cứ theo họ lớn bé để phân chia.
Công việc tu sửa nhà thờ gần hoàn tất thì sự đau buồn đến với Giáo Xứ. Cha Cố Phêrô Maria Đỗ Xuân Thính được Chúa gọi về vào lúc 9 giờ sáng ngày 14 tháng 05 năm 1988, đây là một sự mất mát lớn của Giáo Xứ: Cây đại thụ đã nằm xuống.
Trong thập niên 1980 tới 1990 Cha Louis Quản Xứ Thánh Mẫu là một trong những Giáo Xứ có số dân đông nhất Giáo Phận.
Về kinh tế, giáo dân Giáo Xứ Thánh Mẫu có cuộc sống tương đối ổn định so với các Giáo Xứ trong giáo hạt vì hầu hết giáo dân sống dựa vào nông nghiệp. Thời gian này thương nghiệp chưa phát triển, 95% đất nông nghiệp đã được trồng trà và thu hoạch. Giá nông sản (trà) tương đối ổn định, vì thế người giáo dân có cuộc sống an tâm và tích cực hơn.
Vào năm 1989 thầy Giuse Trần Văn Đình đã được bề trên gửi về để phụ giúp Giáo Xứ. Vì số giáo dân đông, công việc của Giáo Xứ nhiều cần phải giải quyết, các thánh lễ cần được các cha đến tận các họ xa để cử hành, nên năm 1990 cha Anphongsô Nguyễn Văn Luận được bề trên bài sai về thêm để phụ tá Cha Louis.
Thời gian này Kinh tế mở rộng, về nông nghiệp Nhà nước khuyến khích người dân khai hoang trồng mới trà, cà phê, dâu tằm,… Vì đất đai rộng rãi nên cũng đã thu hút được nhiều người ở địa phương khác, đặc biệt miền bắc đến đây định cư lập nghiệp rất đông.
Vì những thuận lợi trên, Cha Louis cũng cha phụ tá Anphongsô Nguyễn Văn Luận và Thầy Giuse Trần Văn Đình đã cùng các gia đình hai Hợp tác xã Nông nghiệp Đồng Phát và Hiệp Phát vào trong khu vực Lộc Phát II để xây dựng khu kinh tế mới là BĐạ, Tiền Yên, Đức Giang.
Năm 1991 công việc đầu tiên các nhà trẻ được xây dựng nên để các em có điều kiện học hành. Rồi các nhà nguyện tạm thời cũng được cất lên thực hiện câu “tốt đoạ đẹp đời”. Ban đầu, vì điều kiện khó khăn, nhà nguyện tạm thời cũng được ngăn ra cho các em ngồi học như nhà nguyện Đồi Dổi nay là họ Giuse (Gioan), nhà nguyện cầu sắt (Kitô), nhà thờ họ Vô Nhiệm đội 9, nhà trẻ hiệp phát (Kitô). Tất cả đều cũng được xây dựng trong thời gian này.
Việc xây dựng Giáo Xứ Cát Tiên cũng được Cha Louis khởi công từ năm 1989 và đến năm 1991 Cha G.B Lê Kim Huấn (Phó xứ) được bài sai từ Thánh Mẫu đến nhận chức Linh Mục Chánh Xứ Cát Tiên. Và năm 1994 cha phó Anphongsô Nguyễn Văn Luận được bài sai từ làm Chánh xứ Lạc Nghiệp Đơn Dương.
Sống trong thời đại xứ hội khó khăn phức tạp, nhưng nhờ ơn Chúa và sự hiệp thông của Giáo Hội, Cha Louis rất khôn khéo và đã thành công trong các công việc của xã hội và đặc biệt là quy tụ được công đoàn giáo dân trong Giáo Xứ.
Từ đây mọi người nghĩ ngay đến Lời Chúa Giêsu đã dạy: “Phải hiền lành như chim bồ cầu và phải khôn ngoan như con rắn”.
Hội Thánh Chúa vẫn được mở mang ngay trong các thời điểm khó khăn nhất từ năm 1978 đến 1983 do sự khôn khéo và tài giỏi của cha Louis Phạm Văn Nhượng.
Cha Louis Chúa ban đức tài,
Ngày nay mới biết ơn ngài mở mang.
Đức Giang, Bà Đạ, Tiền Yên,
Bao nhiêu xứ mới lập nên, công Ngài.
Kính tặng Cha Louis.
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIÁO XỨ THÁNH MẪU 1993 – 2004
CHA QUẢN XỨ
GIUSE NGUYỄN VĂN HÂN
Để phù hợp với tình hình thực tế, Đức Giám Mục Giáo Phận đã có sự sắp xếp lại toàn bộ các Linh Mục quản xứ trong Giáo Hạt, đây cũng là lần thuyên chuyển nhiều nhất kể từ ngày thành lập Giáo Hạt. Cha Louis Phạm Văn Nhượng được chuyển lên Đà Lạt làm Quản xứ Giáo Xứ Mai Anh, và Cha Giuse Nguyễn Văn Hân sau 18 năm Quản xứ Mai Anh được bài sai nhận chức Chánh xứ Thánh Mẫu.
Với đức tính hăng say và nhiệt tình với công việc, Cha Giuse đã có ý muốn đổi mới Giáo Xứ. Trong những năm đầu ngài củng có lại các ban ngành, đoàn thể trong Giáo Xứ như:
· Ban Thừa tác viên lời Chúa.
· Ban Thừa tác viên rước lễ ngoại lệ.
· Ban Gia Trưởng hiền mẫu.
· Ban Giúp Lễ.
· Ban điều hành Giới trẻ.
· Một hội kèn Giáo Xứ.
Ngài cũng rất quan tâm đến các ca đoàn Giáo Xứ như:
· Ca đoàn Emmanuel.
· Ca đoàn Thiếu nhi.
Ca đoàn Emmanuel có lúc tới 300 em, công việc và đồng phục được nhất thống rõ ràng. Về giảng lời Chúa cha thường hướng dẫn theo chủ đề của năm phụng vụ.
Ngài cũng luôn quan tâm cho sửa sang lại ngôi nhà thờ và đặc biệt sửa lại gian cung thánh, sơn lại toàn bộ ngôi thánh đường cho đẹp đẽ.
Vào ngày 21 tháng 3 năm 1995 Nhà Thờ Giáo Xứ đã được Đức Cha Phêrô Giám Mục Giáo Phận về cử hành Thánh Lễ cung hiến.
Sau khi sửa xong nhà thờ Giáo Xứ, cha đã cho xây lại nhà Giáo Xứ, các phòng học để học giáo lý.
Năm 1996 với sở thích trồng cây Cha cố Giuse đã thiết kế và xây dựng hoàn thành một công viên thật đẹp ở phía trong nhà thờ cùng vớii tượng đài Đức Mẹ ở giữa công viên. Trong công viên các loại cây trắc bách điệp, cây tùng, thiên tuế được trồng nhiều quanh sân đã làm cho khuân viên nhà thờ thêm đẹp đẽ, mát mẻ. Tường rào nhà thờ cũng được dời vào theo lộ giới như ngày nay.
Năm 1999 trần nhà thờ bằng gỗ đã được cha cố Giuse cho thay bằng trần nhựa và lợp tôn mạ màu đỉnh tháp chuông.
Với sự cộng tác của rất nhiều giáo dân và ban mục vụ Giáo Xứ , nhiều công trình đã được hoàn thành như hang đá Đức Mẹ Lộ Đức năm 2000. Từ đó đến nay, sau Thánh Lễ giáo dân thường tập chung để cầu khấn Đức Mẹ. Cùng với các công trình được xây dựng tại Giáo Xứ với sự cộng tác của Cha phó Giuse Nguyễn Công Danh, nhà thờ Giáo Sở Gioan được xây dựng lại gian cung thánh năm 1996 và được xây mới, khánh thành năm 2000.
Năm 1996 Đền thánh Giuse tại Giáo họ được dời vào địa điểm hiện nay và Nhà Thờ Giáo Họ Thánh Giuse được xây dựng lại, khánh thành năm 2001.
Năm 1999 tượng đài Giáo Họ Thánh Phanxicô được lợp mái và năm 2004 được sửa thành nhà nguyện Giáo Họ Phanxicô.
Năm 2003 Giáo Họ Kitô cũng được tách khỏi Giáo Xứ để thành lập giáo sở.
Năm 2004 là năm có nhiều kỷ niệm vui buồn lớn lao cho Giáo Xứ Thánh Mẫu.
Cha cố Giuse về coi sóc Giáo Xứ được 11 năm thì Giáo Xứ Thánh Mẫu cũng thành lập được 50 năm. Trong nỗ lực của cha và mọi người chuần bị ngôi thánh đường và công viên được sửa sang sạch đẹp để đón mừng ngày 50 năm thành lập Giáo Xứ, thì một mất mát to lớn, một tin bàng hoàng khong ai không đau lòng rơi lệ – cha Cố Giuse đã được Chúa gọi về rất đột ngột vào lúc 02g15 ngày 27 tháng 11 năm 2004. Tin cha cố qua đời như một tiếng sét bất ngờ. Niềm vui chưa tới thì sự đau buồn tột cùng đến với Giáo Xứ.
Tang lễ Cha Cố Giuse được tỏ chức trọng thể vào ngày 30 tháng 11 năm 2004 do Đức Cha Phêrô và các linh mục trong Giáo Hạt, Giáo Phận đồng tế, cha cố Giuse đã được an nghỉ trong Chúa tại nghĩa trang các linh mục tại Thanh Xuân-Lộc Thanh.
Ngày 07 tháng 12 lễ 50 năm Giáo Xứ vẫn được tổ chức trọng thể vì đã được chuẩn bị do cha phó Gioan Phạm Văn Độ kiêm nhiệm mọi công việc của Giáo Xứ. Không khí tràn ngập nỗi buồn vì sự ra đi của Cha Cố Giuse trước đó 10 ngày.
Giờ đây mới thấy lỗi lầm,
Mọi người nên thánh là Lời Chúa khuyên.
Nay cha về cõi thiên đường,
Chúng con nguyện sẽ sống lành theo cha.
Kính tặng cha Cố Giuse
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIÁO XỨ THÁNH MẪU
11-01-2005 ĐẾN NAY
CHA QUẢN XỨ ĐƯƠNG NHIỆM
GIOAN BOSCO TRẦN VĂN ĐIỆN
Giáo dân chưa hết bàng hoàng vì sự ra đi hết sức đột ngột của cha cố Giuse, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cảm thông được sự mong muốn nơi đoàn chiên của Ngài, ngài đã vỗ về an ủi chúng con.
Đó chính là một ngày tốt lành, một ngày trọng đại như Chúa đổ cơn mư a xuống vùng đất khô nắng. Tất cả giáo dân Giáo Xứ Thánh Mẫu nhận được tin vui, Đức Giám Mục quyết định đề cử cha Gioan Bosco Trần Văn Điện, hiện là phó xứ Bảo Lộc làm quản xứ Giáo Xứ Thánh Mẫu.
Tin vui này được lan truyền trong sự vui mừng, vì ai cũng biết khi làm phó xứ Bảo Lộc cha Gioan Bosco là một người rất ân cần, dịu hiền, xây dựng, nhưng rất nhanh nhẹn trong công việc của Giáo Xứ nên rất dễ gây được thiện cảm với giáo dân.
Ngày 11 tháng 01 năm 2005 toàn thể cộng đoàn giáo dân Giáo Xứ hân hoan đón nhận một người cha tinh thần mới.
Ngay từ ngày mới về nhận xứ, công việc đầu tiên của ngài là ổn định các công việc Giáo Xứ. Cũng trong thời gian này, các buổi tối ngài đã đến từng họ, từng gia đình để hỏi và để hiểu được những nguyện vọng, hoàn cảnh của từng gia đình và chung của Giáo Xứ. Từ đó ngài và cha phó Gioan Phạm Văn Độ, Thầy Gioan Baotixita Nguyễn Tất Lang có một chương trình hoạt động cụ thể. Khi đưa ra quyết định một việc gì Ngài cũng đều có sự họp bàn với Ban Mục Vụ Giáo Xứ và các ban ngành đoàn thể để cùng thống nhất.
Là một Giáo Xứ đông giáo dân, địa bàn rộng, các Giáo Họ như Giáo Họ Giuse (Đồi Dổi), Giáo Họ Vô Nhiễm (đội 9), Giáo Sở Gioan là các Giáo điểm ở xa. Tất cả đều có Ban Mục Vụ và các đoàn thể riêng nên hoạt động gần như độc lập. Vì vậy, tuy là một Giáo Xứ nhưng các cha phải coi sóc và dâng Thánh Lễ bốn nơi để giáo dân được tiện đi lễ. Đây cũng là một hy sinh, cố gắng rất lớn của cha quản xứ và cha phó xứ vì đường xá xa nhiều khi trời mưa lầy lội, đường rất khó đi.
Tháng 9 năm 2005 Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện đã gửi về thầy Giuse Trần Ngọc Tĩnh để phụ giúp Giáo Xứ. Đây cũng là dịp để Cha Gioan Bosco cùng thầy giáo xứ củng cố lại các đoàn thể của Giáo Xứ cho phù hợp.
Vì những tính cách hiền lành và khiêm nhường, ngài không có tính cách xoá những cái cũ để làm cái mới mà ngài luôn tôn trọng duy trì những gì đã có sẵn để roiò quan tâm củng cố và bổ sung thêm. Hiện nay các đoàn thể hoạt động đều đã ổn định.
Điều mà cha Gioan Bosco quan tâm hơn đó là giới trẻ và ca đoàn trẻ. Đây là hai đoàn thể mà Ngài mới thành lập cần được duy trì và khuyến khích. Ngài luôn suy nghĩ giới trẻ là tương lai của Giáo Xứ nên cần phải gieo trồng dù cho khó khăn và phải toạ mới cho giới trẻ sự hiếu học và có đạo đức tốt thì tương lai của Giáo Xứ mới được phát triển, Ban Mục Vụ Giáo Xứ cũng đã được học lớp vi tính.
Từ ngày cha Gioan Bosco về xứ, hai mảng thể thao và văn nghệ được phát triển nhiều. Đặc biệt trong các dịp hè cha có chương tình “sức khoẻ cho mọi người”. Giáo Xứ luôn có các buổi thi đấu bóng đá, bóng chuyền. Ngoài ra, còn có những ngày tổ chức cho giới trẻ toàn giáo hạt như đêm diễn nguyện trong dịp lễ lá của tuần Phục Sinh có Đức cha và rất nhiều cha tham dự. Hoặc ngày giới trẻ toàn Giáo Hạt về đề tài “Bảo vệ sự sống” “Bảo vệ sự sống” do các cha dòng Chúa Cứu Thế giảng dạy. Ngày giới trẻ Giáo Hạt năm 2008 với đề tài Thánh Phaolô vị Tông Đồ truyền giáo do các Soeurs Dòng Phaolô giảng huấn.
Các vị lớn tuổi thì có Hội cầu lông (nam giới), Hội dưỡng sinh (nữ giới) sinh hoạt thể dục mỗi sáng sau thánh lễ.
Có lễ sau 14 năm nhận chức phó xứ Giáo Xứ Bảo Lộc, ngài đã được đi nhiều nơi để tham dự Đại Hội giới trẻ thế giới như Canada, An Độ, …, các đại hội giới trể tổ chức trong nước từ đó ngài có nhiều kinh nghiệm tổ chức cha giới trẻ.
Hiện nay Ngài còn được Đức Cha, Cha Quản Hạt tin tưởng đưa Ngài vào phụ trách giới trẻ của Giáo Hạt, Giáo Phận. Một thành quả rất lớn vào ngày 01 tháng 12 năm 2007 Ngài đã cùng các Cha Dòng Don Bosco tổ chức ngày Giới trẻ Giáo Phận Đà Lạt mừng kỷ niệm 80 năm truyền giáo.
Nhìn chung từ ngày Cha Gioan Bosco về nhận Giáo Xứ đến nay được 3 năm, vì cơ sở xây dựng tương đối ổn định ngài có nhiều thời gian tập trung cơ bản về tinh thần đạo đức và đời sống của Giáo Xứ. Xong Ngài cũng đã khởi công xây dựng và khánh thành Nhà Thờ Giáo Họ Micae năm 2007, tu sửa lại nhà thờ Họ Vô Nhiễm bị bão sập, làm sân khấu để có nơi sinh hoạt văn nghệ, làm sân đá bóng, bóng chuyền, cầu lông để phát triển thể thao.
Vào dịp Phục Sinh năm 2008 đã khánh thành khu tượng đài Đức Mẹ Sầu Bi và công viên các ông Hoàng để có nơi đọc sách cho thiếu nhi, giới trẻ, người cao tuổi thư giãn.
Đặc biệt vào ngày Lễ Thánh Phêrô và Phaolô năm 2008 Ngài đã mời cha quản Hạt làm lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi Nhà Nguyện mới Giáo Họ Phanxicô và trùng tu Nhà Nguyện Giáo Họ Giuse.
Những điều lớn nhất mà Cha Gioan Bosco đang làm tập trung nhiều về mảng tinh thần.
Vì đức tính ân cần, dịu hiền cha đã tạo được sự yêu mến của mọi người, từ đó, có sự gần gũi để góp ý thành một thể thống nhất trên dưới cha con, nên mọi công việc đưa ra đều đạt được kết quả tốt hơn.
Ngày 28 tháng 11 năm 2007 Cha Phó Gioan Phạm Văn Độ được đề cử làm Chánh Xứ Giáo Xứ Lộc Đức.
Ngày 02 tháng 04 năm 2008 Cha Phó Gioan Đỗ Minh Chúc thuộc Giáo Xứ Tân Phú Di Linh được đề cử Phó xứ Thánh Mẫu.
Giờ đây, mỗi người trong cộng đoàn Giáo Xứ, mỗi đoàn thể từ các Cha, các Thầy, các Dì đều trở thành gia đình thống nhất là “Gia Đình Thánh Mẫu”.
Mọi người đều có trách nhiệm về tinh thần, vật chất riêng của mỗi người để đóng góp cho Giáo Xứ, lắng nghe và thở nhịp đâp trái tim của Giáo Xứ.
Dưới sự dẫn dắt của Cha Gioan Bosco, chúng con tin tưởng rằng: “Giáo Xứ Thánh Mẫu chắc chắn sẽ có nhiều phát triển trong tương lai, hoà chung nhịp đập trái tim của Giáo Hạt và Giáo Phận”.
Đấng anh tài, làm vinh danh Chúa,
Dắt chiên lành trên đồng cỏ xanh.
Năm năm Chánh xứ thành danh,
Hiền lành, tài đức, tinh nhanh, hoà đồng.
Kính tặng cha Gioan Bosco.
Ngoài các Giáo Họ Gioan đã thành Giáo Xứ Gioan.
Giáo Họ Kitô hiện là Giáo sở Kitô, tương lai gần đây sẽ là Giáo Xứ mới.
Giáo Xứ Thánh Mẫu còn bốn Giáo Họ là:
1. Giáo Họ Đức Bà.
2. Giáo Họ Phanxicô.
3. Giáo Họ Giuse.
4. Giáo Họ Micae.
Xin giới thiệu về 4 Giáo Họ:
GIÁO HỌ ĐỨC BÀ
A- Thành Lập:
Giáo Họ Đức Bà được thành lập năm 1954.
· Tổng số hộ: 109 hộ
· Tổng số nhân danh: 482 người
98% sống ổn định theo đạo Thiên Chúa định cư từ năm 1954.
B- Địa Lý:
· Thuộc phía nam của Giáo Xứ.
Định cư dọc hai bên đường Nguyễn Văn Cừ (tính từ ngã ba Lộc Sơn vào Huyện Bảo Lâm)
· Đông giáp với Giáo Họ Giuse Giáo Xứ Thánh Mẫu.
· Tây giáp với Giáo Xứ Hoà Phát.
· Nam (bên trái): giáp với UBND Phường Lộc Phát
(bên phải): Giáo với Giáo Xứ Thánh Tâm
· Bắc (bên trái): giáp với đường vào Giáo Xứ thanh xuân.
(bên phải): giáp với Giáo Xứ Thánh Mẫu.
C- Kinh Tế:
Sống dựa vào thương nghiệp và nông nghiệp (trà, cà phê).
GIÁO HỌ PHANXICÔ
A- Thành Lập
Giáo Họ Phanxicô thành lập từ ngày đầu mở xứ năm 1954.
· Tổng số hộ: 525 hộ
· Tổng số nhân danh: 2200 người
95% là người định cư từ năm 1954.
B- Địa Lý
Giáo Họ Phanxicô sống định cư dọ hai bên đường Nguyễn Văn Cừ và được mở rộng vào hai bên bằng đường nhỏ chạy chung quanh Giáo Họ về phía bắc của Giáo Xứ.
· Đông giáp Giáo Họ Giuse Giáo Xứ Thánh Mẫu
· Tây giáp Giáo Xứ Hoà Phát
· Nam (bên trái) giáp nhà thờ Giáo Xứ Thánh Mẫu
(bên phải) giáp Giáo Họ Giuse Giáo Xứ Thánh Mẫu.
· Bắc (bên trái) giáp Giáo Sở Kitô
(bên phải) giáp Giáo Sở Kitô.
C- Kinh Tế
Sống dựa vào thương nghiệp và nông nghiệp (trà, cà phê).
GIÁO HỌ GIUSE
A- Thành Lập.
Giáo Họ Giuse được thành từ những ngày đầu năm 1954.
· Tổng số hộ: 371 hộ
· Tổng số nhân danh: 1523 người.
95% dân số là người định cư từ năm 1954 rồi phát triển thêm.
Giáo Họ Giuse có số giáo dân đông thứ nhì của Giáo Xứ. Đa số giáo dân sống dọc hai bên đường Trần Bình Trọng (đường vào Giáo Xứ Thanh Xuân) và mở rộng vào bằng các đường nhỏ.
B- Địa Lý
Giáo Họ Giuse nằm giữa trung tâm của Giáo Xứ.
· Đông giáp Giáo Xứ Thanh Xuân.
· Tây Giáp Giáo Họ Phanxicô.
· Nam giáp Giáo Họ Đức Bà và Giáo Họ Micae.
· Bắc giáp Giáo Họ Phanxicô.
C- Kinh Tế
90% sống chủ yếu nông nghiệp (trà, cà phê)
10% buôn bán và dịch vụ khác.
[center]