Ban Lễ Sinh Giáo Xứ Thánh Mẫu
Lễ Sinh Thánh Mẫu
Xin kính Chào
Ban Lễ Sinh Giáo Xứ Thánh Mẫu
Lễ Sinh Thánh Mẫu
Xin kính Chào
Ban Lễ Sinh Giáo Xứ Thánh Mẫu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ban Lễ Sinh Giáo Xứ Thánh Mẫu


 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Web tham khảo.








Thống Kê
Hiện có 7 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 7 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 42 người, vào ngày 20/9/2021, 5:47 am
Bạn Là Vị Khách Thứ
Website counter
Lesinhthanhmau's world
Locations of visitors to this page

 

 Câu Chuyện về Thánh Teresa

Go down 
Tác giảThông điệp
LangBiang
Thành Viên
Thành Viên
LangBiang


Tổng số bài gửi : 4
Điểm : 12
Được Cảm Ơn : 0
Birthday : 06/11/1998
Giáo Họ : LangBiang
Ban Ngành : Giúp Lễ
Giáo Xứ : Lang Biang

Câu Chuyện về Thánh Teresa Empty
Bài gửiTiêu đề: Câu Chuyện về Thánh Teresa   Câu Chuyện về Thánh Teresa Icon-clock13/7/2012, 4:42 pm


GIA ĐÌNH MARTIN


Gia đình ông bà Martin sống ở trung tâm thành phố Alencon thuộc miền Bắc nước Pháp.

Trước khi lập gia đình, cả hai ông bà đã ôm mộng trở thành tu sĩ. Nhưng ông Martin bị nhà dòng Thánh Benado từ chối vì ông kém La-văng quá, còn bà thì thiếu sức khỏe không thể theo đuổi đời tu được. Có lẻ, Chúa đã định như thế và Ngài muốn hai tâm hồn Thánh đức đó kết hợp với nhau để sinh sản và đào tạo cho Ngài những vị nữ tu khả kính. Trong đó, Teresa nổi bật hơn cả.

Khi Teresa vừa chào đời, 02/01/1873, ông Martin đã 50 tuổi và vợ đã được 42. Đó là một đêm đông giá lạnh. Hai chị em Leonie và Celine đã ngủ yên ắng. Hai người con gái lớn là Marie và Paulin đang nghỉ hè ở nhà quê. Người ta nghe thấy tiếng reo mừng “các con ơi, các con đã có một em gái nhỏ”.

Ngày mồng 4 tháng đó quả là ngày đại lễ của gia đình Martin. Mọi người hớn hở mừng lễ rửa tội cho em nhỏ, bà Martin rất lo lắng cho đứa con vừa mới sinh, vì trước đây đã có bốn đứa con của bà (hai trai, hai gái) sớm về chầu Chúa. Bà dâng con cho Chúa và Đức Mẹ, xin cho em thoát khỏi mọi tai nạn. Phải nói thêm rằng, bà rất vui mừng khi thấy mặt Teresa. Bà viết cho một người bạn “Cháu Teresa có lẽ là đứa con sau cùng của tôi. Ai cũng bảo rằng cháu rất xinh và đã biết cười. Ngày hôm thứ ba, tôi đã thấy cháu cười, nhưng tôi ngỡ nôm nhầm. Hôm qua, tôi mới biết là thực. Cháu nhìn tôi và mỉm cười, trông đáng yêu quá!”.

Ít ngày sau, gia đình trải qua cơn lo âu ghê gớm. Teresa bị sưng ruột và người con cả là Marie mắc chứng thương hàn. Còn Leonie tự dưng đâm ra dữ tợn lầm lì. Cả nhà đượm màu tang tóc, nhưng nhờ ơ Chúa, mọi khốn khổ đều qua khỏi và Teresa lại chịu ăn chơi như thường.

Teresa là nguồn an ủi cho cả nhà. Leonie và Celine thường bảo em là “con búp bê sống”. Những chiều rỗi rãi, ông bà Martin thường đặt “bà hoàng của ông” (đó là tên quen gọi của Teresa) trên chiếc ủng lớn tướng và đem đi quanh nhà, vừa đi vừa hát ôm ôm. Nhất là khi Teresa đã biết đi, các cô chị vất hết cả đồ chơi đi để vây quanh em bé và reo hò mỗi khi em chập chững đi từ tay người này tới tay người khác.

Vào mùa xuân, vườn nhỏ sau nhà nở hoa rực rỡ. Em bé Teresa coi đó như địa đàng vậy. Những ngày đẹp trời, em thường chơi dưới vòm cây lớn gần bếp. Bập bẹ gọi những con gà mái trắng đẹp, hay leo lên chiếc đu xinh xinh mà cha đã làm. Ngay từ những năm hai tuổi, lúc Teresa mới chỉ cao bằng cây hoa hồng, em đã bảo mẹ sẽ là một chị nữ tu, nhưng chắc lúc đó em chưa hiểu tiếng đó nghĩa là gì.

Mỗi sáng chủ nhật, ông Martin dắt tay Teresa, bà mẹ và bốn cô con gái theo sau, cả gia đình đi dự lễ ở nhà thờ ngoài cổng thành phố. Đó là dịp tốt để Teresa có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà em cho lạ lùng bí mật lắm.

Bảo rằng Alencon là quê hương của Thánh nữ Teresa Hài đồng Giesu thì thực là quá sớm. Lúc đó, chưa có ai nghĩ được như thế, kể cả cha mẹ và các chị của Teresa.


BÀ MẸ LÌA TRẦN


Teresa rất yêu quí mẹ, từ lúc em đi vững, không bao giờ em chịu rời mẹ, nhất là khi bà làm lụng ngoài vườn, Teresa cứ quấn lấy bà. Thỉnh thoảng, Teresa giật mình thức dậy sau một giấc ngủ ngắn, tìm không thấy mẹ đâu, em khóc ầm ỷ, bao giờ mẹ chạy tới mới nín. Mỗi khi Teresa phải leo cầu thang để lên với mẹ, cứ bước một bước em lại gọi “má ơi”. Nếu mẹ không thưa ơi thì nhất định không chịu bước ra. Bà Martin rất vui vì thấy Teresa yêu mình, tuy lắm khi thật là vướng víu.

Một hôm, Teresa lần thần với mẹ “má ơi, con mong cho má chết đi...” bà ngạc nhiên nhìn em, thì em tiếp “vì má bảo có chết mới được lên Thiên Đàng...”. Một lần khác, Teresa hỏi mẹ “Má ơi, con có lên trời không?. Nếu con không ngoan, con sẽ xuống hỏa ngục phải không má? Nhưng con không xuống đâu, con sẽ bay thẳng lên trời với má rồi má ôm chặt lấy con. Chả lẽ Chúa nhân từ lại đuổi con đi sao!”.

Với trí óc của đứa bé ba tuổi rưỡi. Teresa nghĩ rằng, tình mẫu tử mạnh hơn ý chí Thiên Chúa. Nhưng em có ngờ đâu, một năm sau, mẹ em đã xa em về trời.

Mấy năm trước thì bà Martin có bị xô mạnh vào ngực, nay đột nhiên lại đau ở vết thương cũ. Những chiếc hạch xưng lên làm bà nóng rát và phải nằm liệt giường. Một bác sĩ quen thuộc đã nói rằng bệnh bà khó khỏi. Bà thường ước ao sẽ được sống một đời tu hành mai ẩn khi các con đã khôn lớn. Nhưng thấy bệnh tật của mình làm cho cả gia đình chồng và các con phải buồn bã, bà rất đau lòng.

Tháng 6 năm đó (1877), bà Martin bằng lòng đi viếng Đức Mẹ Lộ Đức. Marie, Pauline và Leonie cũng xin đi theo. Bà đi vì chiều lòng gia đình chứ đã cảm thấy cái chết đã đến gần lắm rồi. Bà muốn dâng những đau khổ trên quãng đường xa đó cho Chúa để cầu cho các con, mong sao chúng đỡ buồn khi lìa xa mẹ. Bà tắm nước suối nhưng không công hiệu gì và cứ tiếp tục chịu bệnh mãi. Đêm hôm 28 tháng 8, bà thở hơi thở cuối cùng, lúc ấy Teresa mới được bốn tuổi rưỡi.

Sáng hôm đó, lúc Teresa vừa thức dậy thì ông Martin vào phòng, bế em lại giường người chết và nói trong nước mắt “con hãy hôn người má nhỏ của con lần cuối cùng”, và Teresa im lặng áp môi mình lên trán giá lạnh của người mẹ thân yêu. Hình ảnh mẹ nhợt nhạt với cái trán giá lạnh đó còn ghi sâu trong tâm hồn non nớt của Teresa mãi mãi. Em thấy đau lòng vô cùng trước cái chết của mẹ. Ngoài những rung cảm mà gia đình tạo ra cho em, Teresa còn như đã hơi có được một ý niệm mơ hồ về vĩnh cữu. Về sau, Teresa viết “tôi không nói cho ai biết những cảm tình thầm kín chan chứa trong trái tim tôi lúc ấy”.

Từ ngày mẹ mất, Teresa mất hẳn bản tính vui tươi, hay nói và trở nên dễ cảm, dễ khóc, tâm tình em bị xáo trộn mãnh liệt. Mãi tới mười năm sau, cơn khủng hoảng đó mới giảm bớt.

Buổi chiều sau đám tang bà Martin, nhà cửa trở nên hoang vắng lạ thường. Ông Martin ngồi một mình trong phòng riêng, năm chị em Teresa nhìn nhau im lặng buồn bã không có chuyện gì để nói với nhau cả. Ta hãy nghe Teresa kể lại “thấy chúng tôi như vậy, vú già cảm động quá nói với tôi và Celine “khốn nạn các em, các em không còn mẹ nữa”. Bấy giờ Celine ôm chầm lấy Marie và kêu lên “chị sẽ là mẹ em”. Mọi khi tôi vẫn thường bắt chước Celine, hôm nay tôi cũng định làm theo Celine trong công việc chính đáng này. Nhưng nghĩ rằng, có lẽ chị Pauline sẽ buồn vì bị bỏ rơi nên tôi quay về phía chị, dựa đầu vào ngực chị và nói “còn em, em nhận chị Pauline làm mẹ!”.

Sau khi người mẹ lìa trần, ông Martin đem gia đình về Lidyo để ở với ông anh rể. Teresa rất sung sướng được bỏ Alencon nơi luôn nhắc nhở những kỷ niệm tươi đẹp của người mẹ đã mất những ngày sung sướng của Teresa không còn nữa. Em cảm thấy lòng mình trống trải vô cùng, một niềm trống trải chỉ có Chúa mới bù đắp được.


CÔ BÉ TERESA


Em bé Teresa được hết mọi người trong nhà yêu mến, bởi vì em có đủ đức tính đáng yêu, em yêu mến hết mọi người trong gia đình. Em yêu mẹ, yêu cha, yêu các chị bằng một tình yêu tha thiết và chân thành. Trong các chị, Teresa yêu mến chị Celine hơn cả, vì hai chị em đồng trạc tuổi nhau. Một sáng, người vú tới giường Teresa không thấy em đâu, nhìn sang bên cạnh thì thấy em đang lách mình chui vào chăn Celine. Em nói với vú “vú xem chúng cháu như hai con gà con, không thể nào phân rẽ ra được”.

Từ nhỏ, Teresa đã thích đi lễ. Một lần, mẹ không cho theo, em khóc hằng giờ, trong một bức thư viết cho Pauline, bà Martin có kể “cả ngày, Teresa chỉ nói Thiên Chúa nhân từ, và rất thích đọc kinh. Giá con được xem và đọc những ngụ ngôn ngắn trong kinh bổn, con sẽ thấy em xinh đến thế nào. Nhất là khi em đọc:

“hỡi em nhỏ có mái tóc nâu.

Đố em biết có Thiên Chúa ở đâu?

Chúa ở kia, trên trời cao thẳm.

Ở khắp nơi rừng rậm, biển sâu”

Khi tới tiếng “trời”, em ngước mặt nhìn lên, ngây thơ như thiên thần, cả nhà thích em đọc bài đó mãi”.

Đã hẵn Teresa cũng có những lúc tính xấu của trẻ nhỏ. Em ham thích làm dáng, ưa mặc áo hở tay dù chưa biết thế nào là đẹp là xấu. Ngay năm Teresa mới ba tuổi, một lần bà Martin bảo “này Teresa, nếu con hôn đất, má sẽ cho con 3 xu”.

Lúc ấy, 3 xu đã to lắm, mà Teresa đã cao bằng cái ghế, cô cuối xuống cũng chả khó gì. Nhưng em không chịu và nói “Thôi má ạ, thà không có xu còn hơn”.

Teresa cũng tinh ranh và tham lam nữa. Một hôm, Leonie chán chơi búp bê, cô bưng một thùng nhỏ có những bộ quần áo tí xíu, những vụn vải màu và một chú búp bê xinh xắn đi tìm Celine và Teresa “đây, các em thích cái gì, chị cho”. Celine lục lọi và lấy một cuộn vải nhỏ, Teresa nghĩ ngợi một lúc rồi bảo “em lấy tất”. Nói xong, em bê cả thúng cất đi. Về sau, khi đã vào tu trong dòng kín, Teresa còn thích kể lại câu chuyện đó và thêm “lạy Chúa, con luôn chọn tất cả, con không muốn làm Thánh nữa chừng. Con nhận tất cả những gì Chúa muốn bù buồn phiền đau khổ”.

Nhưng những thói xấu tự nhiên đó đã biến mất vì Teresa biết nhận lỗi và cố gắng sửa mình. Một lần, em đang ngồi trên xích đu nhỏ ngoài vườn thì ông Martin gọi em tới. Teresa thưa “con đang mắc việc ba ạ, ba tới đây mà hôn con”. Ông Martin đứng im có ý cảnh cáo Teresa, em vội vàng nhảy xuống, chạy ôm lấy cổ cha mà xin lỗi. Chính Marie kể lại câu chuyện này “một hôm, tôi thấy Teresa mở cửa buồng tôi, em nhỏ quá nên không với tới quả nắm. Tôi đợi xem em làm gì, chắc em sắp sửa khóc hay gọi ai mở hộ. Nhưng không, em lầm lì nằm ngay xuống đất trước cửa. Hôm sau, cảnh đó lại xảy ra, tôi bảo em “Teresa này, em làm Chúa Giesu buồn đấy”. Teresa chăm chú lắng nghe và không bao giờ như thế nữa...”. Teresa hiểu rất nhanh những điều đạo lý mà các chị dạy. Một chiều, Celine hỏi

- Làm sao Chúa có ở trong mình Thánh nhỏ như thế được?

Teresa trả lời:

- Được chứ, vì Chúa rất có quyền phép.

- Rất có quyền phép là thế nào?

- Nghĩa là Người làm gì cũng được.

Thời đó, các gia đình thường đem bánh tới nhà thờ để linh mục làm phép. Sáng nào, Teresa cũng ra đón Celine và đòi bánh. Teresa coi việc ăn bánh Thánh như chịu lễ vậy.

Một hôm, Celine quên không đem bánh về. Làm thế nào bây giờ? Teresa nghĩ ngợi một lát rồi bảo “chị không có bánh phép à, thị chị làm ra vậy”. Celine mở trọn lấy một mẫu bánh mì, cuối xuống, nghiêm trang đọc một kinh kính mừng rồi đưa cho Teresa làm dấu và ăn một cách cung kính.

Teresa cũng thích đọc kinh trước bàn thờ và thi đua làm việc hy sinh. Em có một tràng hạt nhỏ như kiểu các hướng đạo. Mỗi lần có một hy sinh nào, em lại kéo xuống một hạ, và cả nhà thấy em cho tay vào trong áo luôn, hàng trăm lần mỗi ngày trong cuốn tự truyện, Teresa viết “lúc đó, việc đạo đức này rất quyến rủ tôi. Tôi nín lặng khi bị mắng oan, hay không khóc khi người ta lấy của tôi cái gì”.

Từ ngày về Lidyo, gia đình Martin sống yên tĩnh hơn. Pauline chăm sóc cho Teresa như một người mẹ trẻ, cô cố sức làm cho Teresa vui vẻ, để quên những kỉ niệm buồn thảm về cái chết của mẹ. Cô khuyến khích Teresa làm những hy sinh nhỏ hay đọc những kinh ngắn tỏ lòng mến Chúa. Teresa thường theo sát lời khuyên của chị, nhiều khi còn đi quá nửa. Thí dụ, một hôm trời rất nắng, hai chị em chơi nhảy đến mệt nhừ, mồ hôi đổ ra như tắm, Pauline rót hai ly nước lạnh và đưa cho Teresa một, em không cầm “em uống đi, Chúa Giesu đã nhận hy sinh của em rồi. Bây giờ, em dâng cho Ngài một sự hi sinh khác là vâng lời mà uống ly này”.

Từ khi mẹ chết, Teresa lại luôn theo cha. Ông Martin thường dẫn Teresa tới nhà thờ dòng kín gần đấy, vì ông muốn an tĩnh để cầu nguyện. Lúc ra về, ông thường chỉ qua phía dậu sắt và bảo Teresa “trong kia những nữ tu thánh thiện luôn luôn cầu nguyện cùng Chúa nhân từ”. Lúc ấy, Teresa chưa nghĩ rằng 9 năm nữa, mình cũng ở đó. Nhưng em thường nói với cha “ở trong đó thật sung sướng”.

Những ngày đẹp trời, Teresa theo cha đi câu, em cũng cầm theo một cần câu nhỏ, mắc mồi, thả xuống nước như cha. Thỉnh thoảng, được một con cá con thì thích thú lắm, nhưng Teresa không cần được cá cho bằng có dịp ngồi yên lặng dưới đám cỏ non, và để mặc cho hồn phiêu diêu trong gió nhẹ. Những cảm giác lúc đó, mãi sau này Teresa vẫn còn nhớ và ghi lại “tôi suy nghĩ nhiều lắm, tôi bắt đầu câu chuyện thật sự mà không ngờ, tôi nghe ngóng tiếng động mơ hồ xa xa, lời thì thầm của gió, thỉnh thoảng mấy điệu nhạc nhà binh vang tới làm cho tôi buồn buồn. Thế trần thật là một chốn đày ải và lúc đó tôi đã mơ tưởng quê trời”.

Tư tưởng quê trời luôn ám ảnh Teresa. Nhưng buổi tối, đi về nhà với cha, em thường nắm chặt tay cha rồi ngẩng mặt nhìn lên trời, mặc cha muốn dắt đi đâu thì dắt. Một hôm, em chỉ cho cha xem những ngôi sao đứng thành chữ T và nói “ba này, tên con đã được khắc ở trên trời rồi”.

Buổi tối, cả nhà hợp nhau lại đọc kinh. Teresa thường quì chăm chú nhìn cha, em bảo “để xem, các vị Thánh cầu nguyện như thế nào”. Mỗi tối lúc Pauline dắt Teresa vào giường, em thường nắm lấy tay và bảo “hôm nay, em có ngoan không? Chúa có bằng lòng với em không?”. Nếu Pauline thưa “không”, Teresa sẽ khóc suốt đêm.

Khi Teresa đã lớn, em thường đi nhà thờ với Celine. Hai chị em hay thi nhau xem ai nhắm mắt lâu mà không vấp, nhiều lúc xô vào người đi đường, các em cười ầm lên rồi bỏ chạy. Một hôm, Teresa nhớ cha xứ làm phép một cỗ tràng hạt, khi về, cứ lúc em lại moi ra xem. Celine hỏi:

- Xem gì vậy?

- Xem cỗ tràng hạt, làm phép xem có khác đi không?

Năm lên tám tuổi, Teresa trọ học ở nữ tu viện Benedito. Em nhỏ nhất lớp nhưng thường đứng đầu về mọi môn, làm cho các học trò lớn ghen tị và làm khổ em hết chỗ nói. Về Teresa thường mỉm cười rất xinh, nếu không cười thì em lại khóc, mà có lẽ em khóc nhiều hơn. Em rất dịu dàng đáng yêu, rất nhân đức và rất vâng lời. Em không ưa đông người và thường tránh xa những trò chơi ồn nhộn. Em thường dấu kín những cảm xúc của em vì em rất đa cảm và nhút nhát. Một năm sau, Pauline vào tu trong nhà kín Lidyo. Teresa bỡ ngỡ nhìn cánh cửa sắt đóng lại ngậm kín lấy người mẹ bé nhỏ của mình rồi òa lên khóc. Em tưởng như mình lại phải mồ côi một lần nữa. Em muốn theo chị Pauline vì em vẫn ao ước vào đó. Nhưng dòng kín không nhận trẻ con, nên lại lủi thủi ra về. Từ lúc ấy, Teresa luôn mơ tưởng đến hàng rào sắt của dòng kín như một nơi đẹp đẽ sung sướng lắm.

Teresa thường đăm chiêu nghĩ ngợi có ai hỏi em bảo “em nghĩ tới chị Pauline”. Nhiều khi em còn thắc mắc những vấn đề cao siêu hơn nữa. Một hôm, thấy Teresa đang đọc thư, các bạn xúm lại hỏi thư viết gì, em đáp “bí mật, bao giờ lên trời các cô sẽ biết”. Lần khác, người ta hỏi Teresa, em làm gì trong những ngày nghỉ, em đáp “em vào phòng kéo chăn lại rồi suy nghĩ”. Các bạn cười rũ rượi “suy nghĩ cái gì?” “Về Chúa nhân từ, về đời sống vắn vỏi và về sự sống đời đời”.


ĐỨC MẸ CHỮA BỆNH TERESA


Từ ngày Pauline vào dòng, Teresa buồn quá đến ngớ ngẩn cả ngày, dù cha và các chị luôn cố gắng chiều chuộng em. Đầu năm 1883, Teresa ngã bệnh nặng. Ban đầu em nhức đầu dữ dội rồi sốt cao co quắp cả người. Vị bác sĩ của gia đình khám nghiệm mấy lần mà không hiểu Teresa bệnh gì, Teresa đau đớn hết sức, thỉnh thoảng lại mơ sảng hoảng hốt, nhìn những chiếc đinh trên tường, em tưởng nhìn thấy những ngón tay đen đủi.

Sau khi Pauline vào dòng, Marie nhận việc săn sóc Teresa cách riêng. Trong thời gian em bệnh, không phút nào Marie rời giường em. Nhiều khi Teresa cũng không nhận ra cha và chị nữa. Điều này làm cho cả nhà buồn phiền.

Ngày thường, lúc rỗi rãi, Teresa thường lấy hoa kết thành triều thiên đội cho tượng Đức Mẹ trong phòng em. Bấy giờ nằm liệt, cứ lúc nào tỉnh, em lại nhìn Đức Mẹ với cặp mắt đầy tin tưởng và yêu mến như xin Người sức mạnh chịu cay khổ.

Dịp lễ hiện xuống năm đó, gia đình tổ chức tuần lễ chín ngày khấn Đức Mẹ để cầu cho Teresa, Teresa vẫn mê man bất tỉnh, bệnh tình như trầm trọng hơn. Marie không thất vọng, chịu quì mãi dưới chân tượng và cầu xin tha thiết “một người mẹ” cố sức van nài cho con mình thoát chết. Đúng lúc ấy, Teresa tỉnh lại và mở mắt nhìn về tượng Đức Mẹ.

Bỗng chốc, em thấy tượng chuyển động, Đức Mẹ trở nên tươi đẹp lạ thường, một vẻ đẹp đến nỗi Teresa ghi nhớ suốt đời, nhưng không bao giờ diễn tả nổi. Nét mặt nhân từ, dịu hiền đầy thương mến, nhưng Teresa được an ủi hơn cả khi nhìn nụ cười quyến rũ của Đức Mẹ, bấy giờ, mọi khổ đau tiêu hết, những giọt lệ sung sướng tràn ứa trên đôi mi mắt bé nhỏ.

Teresa khỏi bệnh ngay, em hân hoan hết sức vì tình yêu mến của Đức Mẹ. Em định bụng không nói chuyện này với ai, sợ rằng niềm sung sướng của mình tan mất. Nhưng các chị đang đứng quanh giường Teresa, biết có chuyện lạ vì thấy nét mặt em biến đổi lạ thường. Họ tụm vào hỏi thăm, và Teresa vui miệng kể lại hiện tượng lạ lùng đó. Về sau, Teresa cứ hối hận mãi vì đã để lộ điều bí mật của Đức Mẹ.

Năm 1884, Teresa đã 11 tuổi. Marie giúp em dọn mình chịu lễ lần đầu trong vòng ba tháng trời, em vào cuốn sổ mà Pauline đã làm cho 818 hy sinh và 2.774 lời than thở với Chúa.

Ngày Teresa rước Chúa vào lòng lần đầu tiên, thật là một ngày chứa chan hạnh phúc. Teresa ghi lại “ôi cái hôn của Chúa đặt trên hồn tôi thật là êm dịu, tôi cảm thấy tôi được Chúa yêu, tôi cũng nói “con yêu Chúa” và tận hiến cho Chúa Giesu” Teresa nhìn và hiểu nhau nhau nữa như hòa trộn vào nhau.

Cả ngày hôm đó, Teresa khóc nức nở, ai cũng tưởng em nhớ chị Pauline, thực tế Teresa khóc vì quá sung sướng. Teresa viết “khi Chúa Giesu tới viếng thăm tôi. Ngày đem cả người mẹ trẻ Pauline theo. Vì thế, tôi không khóc vì đã xa Pauline, trái lại chúng tôi rất gần nhau, tôi chỉ khóc vì vui quá, không giữ nổi nước mắt”.

Chỗ khác Teresa viết tiếp “trong giờ cám ơn sau khi chịu lễ, tôi thường than thở “lạy Chúa Giesu là nguồn êm dịu khôn tả, có Chúa tất cả an ủi thế trần đều trở nên cau đắng”. Những lời đó thoát khỏi miệng tôi dễ dàng như một đứa trẻ nói với người nó mến những lời mà nó chưa hiểu gì cả”.

Năm Teresa lên 13 tuổi thì Marie cũng vào dòng kín. Sau Pauline, Teresa coi Marie như một người mẹ thứ ba. Phải xa cách Marie, Teresa lại phải đau khổ một lần nữa và ý chí vào dòng ngày một đục sâu trong lòng em.


VẬN ĐỘNG VÀO DÒNG KÍN


Không một giây phút nào lòng khao khát vào tu viện không nung nấu Teresa. Teresa luôn luôn nghĩ rằng mình phải sống trong dòng kín mới là đúng. Vì thế, tình yêu thương đậm đà của cha cũng như của gia đình không làm cô quyến luyến cảnh đời đang sống. Năm 15 tuổi, Teresa tưởng đã đến lúc khát vọng của mình được thỏa mãn.

Niềm khát vọng thầm kín đó, Teresa thường bày tỏ với Celine và đây là lời Celine kể lại “Teresa nói với tôi, lý do em thích vào dòng kín để được đau khổ hơn và có thể đem nhiều linh hồn về cho Chúa Giesu. Em vui thích được làm lụng cực khổ mà không ai khen thưởng, mà không hòng có một chút vui thích nào. Teresa rất ước ao đời sống đau khổ đó vì nó làm ích cho người khác. Em thường nói “tôi muốn sớm trở thành một tù nhân để đem các linh hồn về nước trời”. Teresa luôn cầu xin Chúa cho mình thỏa nguyện”.

Lễ hiện xuống năm 1887, Teresa quyết định nói chuyện đó với cha. Buổi chiều, Teresa tìm cha ở ngoài vườn, ông Martin mới bệnh dậy, đang còn trầm mặt, hai tay đặt trên đầu gối, trên những chòm cây còn vương dáng chiều, từng bầy chim líu lo bản nhạc hoàng hôn. Nhìn dáng vẻ hiền từ mệt mỏi của cha, Teresa không biết nói làm sao, mắt ánh lệ, cô ngồi bên cạnh.

Biết con có chuyện khó nói, ông Martin khuyến khích “có chuyện gì thế bà hoàng của cha? Nói cha nghe nào!”. Rồi ông kéo tay Teresa đứng lên, ôm chặt cô vào ngực, dìu cô trên những con đường sỏi trắng. Teresa nức nở vì cảm động, cô ngập ngừng kể cho cha nghe nổi lòng của mình và xin phép cha để thi hành theo ý Chúa.

Những lời Teresa làm ông Martin rất bối rối, mấy người con của ông đã đi rồi, bây giờ đến lượt con út thân yêu cũng bỏ ông sao. Ông sẽ sống cô đơn trong tuổi già buồn bã ư? Nhưng biết đâu ấy chỉ là thánh ý Chúa, mà nếu thực ý Chúa thì một tâm hồn đạo hạnh như ông bao giờ dám cưỡng lại. Ông Martin suy nghĩ và hứa sẽ giúp Teresa đi theo con đường thiên định.

Khi chuyện Teresa tới tai ông cậu, ông phản đối kịch liệt nhưng mấy hôm sau lại đổi ý và tán thành. Sự thay đổi của ông làm Teresa phấn khởi và tin rằng có Chúa can thiệp. Teresa tưởng việc mình vào dòng thế là xong, nhưng có ngờ đâu phải trải qua bao khó khăn thử thách nữa.

Các bà mẹ trong dòng kín Lidyo sẵn sàng đón nhận Teresa nhưng Cha bề trên Deletrone lại phản đối hết sức. Theo ý ngài, luật dòng đã định, chỉ nhận những nữ tu từ 21 tuổi. Các cô gái trẻ thường làm ảo tưởng mơ mộng nhất thời, không nên vội vàng theo nguyện vọng bồng bột của họ. Ông Martin cũng dẫn con vào cửa bề trên tỉnh và Đức Giám Mục, các ngài thấy Teresa quả là một thiếu nữ đạo hạnh, nhưng cho là cũng nên đợi ít nữa là hơn. Hôm vào thăm Đức Giám Mục, Teresa muốn tỏ ra mình là người lớn, cô đã quấn tóc lên và đi đứng đàng hoàng, nhưng cũng không dấu nổi hai giọt nước mắt lóng lánh khi Đức Giám Mục hỏi cô đã có lòng ao ước vào dòng lâu chưa, Teresa hăng hái trả lời:

- Thân lạy Đức cha, lâu lắm rồi ạ!

Cha bề trên tỉnh cười:

- Chắc là chưa quá 15 năm.

- Thưa vâng, nhưng không kém bao lâu vì con ước ao dâng mình cho Chúa từ năm 3 tuổi.

Trước khi ra về, Đức Giám Mục khuyên ông Martin nên đi viếng La Mã trong dịp kỷ niệm thụ phong Đức Leon XIII để xin ngài cho phép vào dòng trước 21 tuổi. Ông Martin quyết định theo lời khuyên đó.

Trong những ngày chờ đợi, Teresa cầu nguyện sốt sắng hết sức. Một hôm, cô nghe chuyện một tội nhân sắp phải xử tử tên là Bagini, anh ta từ chối không xưng tội và không gặp linh mục. Teresa buồn bã và để hết tâm hồn cầu nguyện cho hắn và xin Chúa cứu linh hồn hắn và coi đó như dấu Chúa nhận mình vào tu viện hay không. Ít ngày sau, tình cờ Teresa biết tên tử tội gặp linh mục trước khi hắn bước lên máy chém và hắn đã xin hôn tượng chuộc tội 3 lần. Teresa vui sướng vô cùng, cô hân hoan viết “Chúa đã nhận lời tôi, máu Thánh Chúa đã chẳng đổ ra cho mọi người đói khát được đến và uống thỏa thích sao? Tôi uống cho mọi người uống máu tinh khiết đó được thanh tẩy và cặp môi của người con đầu tiên của tôi đã áp trên vết thương Chúa. Lạy Chúa, Chúa đã đáp lời con”.

Ông Martin dẫn Celine và Teresa đi La Mã vào đầu tháng 11 năm đó. Dọc đường, Teresa ngắm mọi cảnh của bầu trời nước Ý. Teresa cũng đi thăm những nơi danh thắng, những niềm vui của chưa trọn, cô vẫn lo nghĩ về việc riêng của mình luôn, nơi mà Teresa thích hơn cả là sân các Thánh tử Đạo xưa. Quì trên cát mịn, cô cầu nguyện để cùng được đổ máu vì Chúa.

Ngày 20 tháng 11, Teresa được vào chầu Đức Thánh Cha, đứng trong phòng đợi lộng lẫy, vẻ mặt Teresa nhợt nhạt đi vì lo lắng. Cha bề trên tỉnh của Teresa đang đứng giới thiệu giữa các giáo hữu với Đức Thánh Cha. Cha đã cấm không cho ai được nói gì. Đến lượt Teresa, cô lo ngại đưa mắt nhìn Cha bề trên rồi lại nhìn Celine, Celine gật đầu khuyến khích. Mắt đẫm lệ, Teresa run run tâu:

- Muôn tâu Đức Thánh Cha, con muốn xin một ơn.

Đức Leon cúi xuống nghe, Teresa tiếp:

- Nhân ngày kỷ niệm của Đức Thánh Cha, cho phép con vào dòng kín, dù mới 15 tuổi.

Cha bề trên tỉnh không bằng lòng vì Teresa đã trái lời mình, Ngài lên tiếng:

- Thân lạy Đức Thánh Cha, em nhỏ muốn vào dòng kín, nhưng các bề trên còn đang xét.

Bấy giờ Đức Thánh Cha mới trả lời:

- Này con, con đợi các bề trên xét đã chứ!

Teresa đặt tay lên đầu gối vị Cha chung và nói giọng đầy tin tưởng:

- Lạy Đức Thánh Cha, nếu Đức Thánh Cha bằng lòng, mọi người sẽ tuân theo.

Đức Thánh Cha đáp một câu mơ hồ:

- Được rồi, nếu Chúa muốn con sẽ vào dòng kín.

Hai người cận vệ gõ nhẹ vào vai Teresa và kéo cô đứng lên, thế là hết... Teresa buồn bã không muốn vào thăm viếng nữa. Tuy thế, cô vẫn hy vọng mãnh liệt và chờ đợi bề trên quyết định. Hai tháng sau, Teresa được nhận vào dòng.


CHỊ TERESA HÀI ĐỒNG GIÊSU


Teresa không mơ tưởng dòng kín như một chốn an tĩnh thanh bình, đầy vui sướng tâm hồn, xa lánh đau khổ trần tục. Nguyện vọng của chị là khi bước qua cánh cửa sắt là được đau khổ nhiều vì mến Chúa. Chúa đã cho chị thỏa nguyện. Ta có thể tóm tắt chín năm rưỡi tu trì của Teresa trong bốn chữ “âm thầm đau khổ”.

Một buổi sáng thứ tư năm 1888, cả gia đình ông Martin có mặt ở nhà nguyện dòng kín Lidyo. Sau lễ, ông Martin chúc lành cho Teresa, rồi Teresa với trái tim hồi hộp, trịnh trọng bước vào cửa tu viện. Cha bề trên tỉnh Deletrone phản đối việc nhận Teresa vào dòng cho đến phút cuối cùng. Trong buổi lễ Ngài lớn giọng nói với các nữ tu “Thưa các bà mẹ khả kính, tôi đại diện Đức Giám Mục để giới thiệu em bé 15 tuổi này với các mẹ, chính các mẹ muốn em vào dòng. Tôi hy vọng em sẽ không phụ lòng tin tưởng của các mẹ. Nhưng nếu không được như vậy, thì chính các mẹ là người chịu trách nhiệm”.

Thật nghiêm khắc và đau khổ cho Teresa, nhưng dù vậy, Teresa cũng cảm thấy nguồn an bình, êm dịu và triền miên khôn tả khi được nhận vào dòng. Khi được thỏa nguyện, sau bao tháng ngày chờ đợi, bước qua khung cửa, Teresa thấy các nữ tu lớn đón mình ở sau hàng dậu sắt, trong số đó có cả hai chị. Teresa cúi chào mọi người và nói riêng với chị Pauline một cách sung sướng “bây giờ em ở đây mãi mãi”.

Dòng kín Lidyo là một tòa nhà gạch đỏ rộng lớn, vườn cũng vây kín. Những căn phòng đơn sơ không trần thiết. Trên các cửa ta đọc thấy hàng chữ “hãy tỉnh thức và cầu nguyện”; “hãy hy sinh và từ bỏ mình”. Các nữ tu xem lễ qua một tấm lưới sắt, gặp khách qua một tấm lưới sắt, hoàn toàn xa lánh thế tục.

Căn phòng của Teresa vuông, mỗi chiều khoảng 3 thước. Đồ đạc gồm một ổ rơm, một vòi nước, một bàn viết nhỏ và một cây Thánh giá gỗ. Teresa mặc áo choàng đen, đội lúp vải đen.

Teresa ý thức được rằng sống trong dòng kín thật là sống trong sa mạc hoang vắng. Con người nơi đây gạt bỏ những cảm tính trần thế, mọi mơ mộng và mọi nguồn an ủi. Ngoài trở lực của hoàn cảnh, vị nữ tu còn phải tự tạo cho mình một sa mạc để có thể thoát ly trần giới, từ bỏ cả thân xác và tâm hồn mà tới gần Chúa Giêsu.

Mà Chúa Giêsu không phải dễ tới gần. Ngài ở ngay bên cạnh ta, rất gần đó nhưng cũng rất xa. Gần như cây Thánh giá gỗ ở trên tường có khi xa lắc xa lơ không thể tìm gặp. Vì thế, các nữ tu phải cố gắng cho tới hơi thở sau hết, cả đời là một cuộc tận hiến trong yên lặng, cô đơn và tăm tối.

Đời nữ tu Teresa đặc biệt về đau khổ, hy sinh. Chị đã gặp nhiều gai hơn hoa hồng. Tu viện của Teresa có chừng 20 nữ tu, các chị chuyên học Thánh kinh và luật dòng. Trừ hai giờ giải trí, cả ngày chỉ là một chuỗi những công việc liên tiếp, đều đặn, xem lễ, hát Thánh vịnh, đọc sách thiêng liêng, lần hạt, làm việc chân tay và suy ngắm thầm lặng. Ăn uống thật kham khổ, và ngủ nghĩ cũng ít đi nữa. Nhưng tất cả những việc đó chưa thỏa mãn Teresa, chị còn muốn nhiều hơn, tuy sức chị rất mong manh yếu ớt.

Mọi người trong nhà đều coi Teresa như một trẻ nhỏ yếu dại. Teresa không gặp được những nguồn an ủi nào. Một lần, Teresa thưa với cha giải tội rằng mình muốn trở nên một Thánh nữ, cha trả lời “Ôi, sao con kiêu ngạo thế, con phải bỏ những tham vọng táo bạo ấy đi”. Teresa rất buồn, nhưng cũng mạnh dạn nhắc lại cho cha nghe lời Chúa “hãy trọn lành như Cha chúng con ở trên trời”.

Một hôm, mẹ bề trên mắng Teresa trước mặt chị em khi quét nhà đã để sót một cái màng nhện “Người sẽ biết ngay nhà của chúng ta đã được một đứa bé 15 tuổi quét, đến khổ”. Lần khác, bà coi nhà, Teresa ra vườn nhặt cỏ. Mẹ bề trên gặp giữa đường mắng Teresa về tội không làm gì “cả ngày chị chỉ đi bách bộ thôi sao?”. Teresa cũng vui chịu những mắng mỏ, chị viết “tôi vẫn tin rằng đời tu vẫn như thế, nên không một đau khổ nào làm tôi kinh ngạc”. Với mẹ bề trên, bao giờ Teresa cũng kính yêu. Chị vui nhận những lời trách mắng cũng như những lời tâm sự thân yêu. Teresa viết cho mẹ bề trên “mẹ ơi, con cám ơn mẹ vì mẹ đã không chiều con, Chúa Giêsu muốn cho con cánh hoa nhỏ của Ngài đượm thuần nước khiêm tốn”.

Dù vui dù buồn, Teresa cũng không muốn gần gũi các chị cùng tu, chị cố gắng đối xử đồng đều với cả nhà. Một người tha thiết yêu các chị như Teresa mà phải giữ thái độ thật là khó khăn. Nhiều khi, Teresa đã phải chống trả hết sức để khỏi tìm đến với các chị. Teresa viết cho Marie “em sung sướng được ở với chị, nhưng em không muốn được hưởng cái sung sướng đó”. Có lần, Teresa phải bám chặt lấy cầu thang để giữ cho khỏi đi vào buồng Pauline. Teresa làm như thế không phải để tránh một chuyện xấu nhưng chỉ cốt tỏ ra quảng đại với Chúa và cố gắng thu tích nhiều hy sinh, từ bỏ ý riêng của mình. Cả trong giờ chơi, Teresa cũng không muốn gặp các chị hơn là các người khác. Teresa luôn làm cho mọi người vui, các chị thường trổ tài khôi hài trong các giờ giải trí, cả những ngày chị buồn bã trong tâm hồn. Nguồn vui lớn nhất của Teresa trong năm đầu tiên sống trong dòng là được làm vòng hoa cho chị Marie đội trong ngày chị khấn.

Teresa vào dòng ít lâu thì ông Martin ngã bệnh nặng, ông nằm liệt và không còn sáng suốt mấy nữa. Tuy thế, hôm Teresa được mặc áo dòng ngày 10 tháng giêng năm 1889, ông cũng đến dự.

Đây là dịp độc nhất Teresa được ra ngoài và lần sau hết chị được chôn người cha già khả ái. Teresa kể lại “ba đợi tôi ở ngoài cửa và đi nhanh lại khi thấy bóng tôi. Người ôm chặt tôi vào lòng và kêu lên “bà hoàng nhỏ của ba đấy ư?” Mắt người đẫm lệ. Người khoát tay tôi và chúng tôi trịnh trọng bước vào nhà nguyện. Đây là cuộc khải hoàn của người, cuộc lễ sau cùng của người dưới trần thế. Năm đó Teresa 16 tuổi. Chị gọi lễ mặc áo là ngày lễ lá của đời. Từ đây, chị sống chìm sâu trong đêm tối và trong im lìm của đau khổ, cũng giống cuộc đời thụ nạn của Chúa xưa.

Ngày 12 tháng 2, ông Martin lãi nằm bệnh và liệt giường trong ba năm liền. Tháng 9 năm 1890, ngày Teresa khấn trọng thể, ông không thể đến dự được, Teresa rất đau lòng thấy vắng mặt cha. Chị còn khổ tâm hơn khi biết cha hao mòn thể xác và bạc nhược tinh thần. Mùa thu năm 1894, ông Martin tạ thế sau chuỗi ngày kiên nhẫn dâng những đau khổ cực độ trên giường bệnh cho Chúa. Hai tháng sau, Celine cũng vào dòng kín, còn Leonie vào dòng thăm viếng từ năm trước. Như thế, gia đình Martin chỉ còn lại năm người con gái sống trong dòng.

Ngày Teresa vào dòng, chị mang tên là Teresa Hài đồng Giêsu. Tên đó, mẹ bề trên tình cờ chọn cho, nhưng chính Teresa ao ước từ lâu. Ngày mặc áo dòng, Teresa còn thêm vào tên đó một danh hiệu nữa “Teresa của Chúa Hài Đồng và của Thánh Nhân”. Danh hiệu Teresa đã diễn tả khá đúng đời tu của chị, một cuộc đời dũng cảm pha yếu hèn, một cuộc đời vui tươi lẫn đau khổ. Teresa có lòng sùng kính Thánh Nhân Chúa vì chị thường ví mình như Veronica hay Ledalena xưa. Chị cũng ao ước được đau khổ như Chúa, được mọi người khinh ghét và tử đạo. Thêm Thánh Nhân vào tên mình cũng để ghi nhớ nỗi đau lòng của chị trong lễ khấn vì lúc đó cha đang bệnh nặng. Theo lời Pauline thì Teresa yêu thích ảnh Thánh Nhân hơn ảnh Chúa Hài Đồng

Cuộc sống của Teresa cứ êm đềm trôi qua, kín đáo như tấm lúp đen chị choàng từ đầu tới chân và bình dị như cây Thánh giá gỗ đơn sơ treo trên tường gạch đỏ.


TERESA BỆNH NẶNG VÀ TỪ TRẦN


Đời sống tu của Teresa tràn đầy đau khổ. Những đau khổ thế trần giúp Teresa lúc nào cũng khát vọng về trời, nhưng chị Thánh cũng cho biết chị muốn về trời, chị ước ao được gần Chúa chứ không phải để trốn đau khổ, trái lại, chị luôn ước ao được chịu đau khổ mãi mãi.

Từ ngày vào dòng, Teresa mắc bệnh lao, nhưng chị vẫn giấu kín, không nói cho ai biết. Về mùa đông, Teresa thường thức suốt đêm vì căn phòng trống trải đó không thể giữ đủ hơi ấm để có thể ngủ. Chân tay Teresa tê cóng và đau nhức như kim châm. Những đau đớn thể xác đó làm cho Teresa yếu lại càng yếu hơn. Mùa chay năm 1896, Teresa thấy có triệu chứng thổ huyết. Chị rất mừng vì cho đó như một dấu hiệu của cái chết, một lời gọi của Chúa Giêsu xa xăm nhưng vô cùng êm dịu. Chị trình cho bề trên biết và cũng tiếp tục dự các nghi lễ mùa chay. Chị còn được bề trên cử coi nhà tập nữa, chị vui vẻ nhận lời dù đã thấy mệt lắm.

Cũng trong thời kỳ này, tâm hồn Teresa bị Chúa thử thách thăng nhặt. Chị thấy mình ở trong bầu trời tối tăm không trăng sao. Teresa không còn tìm được một an ủi nào nữa. Chị thú nhận rằng nhiều khi chị như mất đức tin, chị nói “khi nói về hạnh phúc Thiên đàng, tôi không thấy vui tí nào, tôi chỉ nói theo lý trí thôi”. Nỗi khổ tâm vì nghĩ rằng bị Chúa bỏ rơi không làm cho Teresa chán nản, trái lại chị càng cố gắng nhiều hơn và bao giờ cũng chu toàn phận sự vì lòng mến Chúa. Cơn thử thách đó kéo dài cho tới khi Teresa tắt thở. Trong thời gian đau khổ ấy, chỉ có một lần chị được an ủi đôi chút.

Đó là một giấc mơ đến với Teresa vào một đêm tháng năm, Terêsa kể lại “tôi thấy mẹ Anna, đấng lập dòng kín của Pháp cùng hai nữ tu khác hiện đến. Tôi hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, xin cho con biết Chúa còn để con ở dưới thế lâu nữa không. Ngài sắp tới tìm con chưa?.

Mẹ mỉm cười hiền hậu:

- Ồ, sắp tới rồi, sắp rồi.... Mẹ hứa với con điều đó.

- Mẹ ơi! Thiên Chúa nhân từ có đòi con điều gì khác ngoài công việc và ước vọng bé nhỏ của con không?

Nghe tôi hỏi thế, nét mặt người sáng lên lạ thường, người nhìn tôi cách âu yếm

- Chúa nhân từ không đòi gì con nữa đâu. Ngài bằng lòng rồi, rất bằng lòng

Rồi mẹ Thánh ôm tôi trong tay làm cho tôi sung sướng vô cùng.”

Nhưng niềm hạnh phúc đó qua đi rất nhanh và tâm hồn Teresa lại chìm đắm trong tối tăm. Vào tháng một, nhà dòng tổ chức tuần chín ngày kính Thánh tử đạo, Vena. Teresa xin Thánh nhân chữa bệnh mình vì chị ao ước được sang kín Hà Nội lúc đó đang cần người. Trong những ngày cầu nguyện, Teresa hiểu rằng Chúa không muốn thế, và chị cứ vui lòng chịu đau khổ là hơn.

Bệnh lao trở thành trầm trọng và hành hạ Teresa ngày đêm, nhưng chị vẫn không muốn bỏ các công việc hằng ngày. Chị phải cố gắng hết sức trong mọi việc. Mỗi chiều, lúc về phòng riêng, Teresa mất hết nửa giờ mới leo hết cầu thang. Cứ lúc lại ngồi lấy hơi. Cởi áo đi ngủ thật là một hành khổ nặng nề cho Teresa và rồi Teresa nằm run, rồi suốt đêm trên chiếc giường nhỏ đợi sáng để lại tiếp tục công việc.

Teresa rất khổ tâm vì thấy mình không làm hết được mọi công việc như chị em và chị chỉ biết dâng cả ước vọng của mình cho Chúa. Chị luôn tỏ ra vui tươi, trầm tĩnh, giấu kín bệnh nặng của mình. Nhưng một hôm, Teresa giúp bàn trong bữa ăn, quá run rẫy nên xô cái mâm vào cửa làm vỡ kính. Hôm đó, Teresa khóc nghẹn ngào.

Từ tháng tư năm 1897, Teresa không dậy được nữa, chị em đặt Teresa trong chiếc xe ba bánh và đẩy đi trên những con đường nhỏ trong vườn. Teresa nghĩ đến người cha quá cố mấy năm trước cũng đã ngồi liệt như mình. Teresa thường ví mình như một cái thư, thân xác là phong bì còn tâm hồn là chữ. Và thời kỳ này chính là lúc Chúa Giesu “xé bao thư để đọc”. Như thế thì đáng vui lắm chứ, chứ sao lại buồn.

Trong 18 tháng trời nằm bệnh, Teresa luôn nhắc tới Thiên Đàng. Chị viết cho một chị nhà tập “chị hỏi em có muốn về Thiên Đàng không ư? Ồ, em rất muốn, nhưng cứ đợi bệnh nặng thì còn lâu lắm, em chỉ tin tưởng vào tình yêu thôi...”. Một hôm, bàn về những chuyện sẽ làm trên Thiên Đàng, Teresa đã dám quả quyết “chắc lúc đó, em muốn gì Chúa cũng làm vì khi em còn sống, Chúa muốn gì em cũng làm”.

Teresa thường nói “tôi muốn lên trời để làm ơn cho trần thế”. Một lần, Celine đọc cho Teresa nghe một đoạn sách nói về hạnh phúc Thiên Đàng. Teresa bảo “em không muốn hưởng hạnh phúc, em chỉ thích tình yêu thôi. Yêu mến, và được yêu trở lại thế gian này để làm cho mọi người yêu mến Chúa. Tình yêu đó là nguyện vọng của em”.

Vào cuối hè, căn bệnh của Teresa trở nên nguy kịch. Chị phải xuống nằm ở phòng bệnh. Ở đây, chị trải qua một cơn hấp hối lâu ghê gớm. Sức mạnh hỏa ngục vây hãm Teresa và làm chị phải chiến đấu luôn ngày đêm. Một đêm, Teresa xin chị khấn hộ, vẩy nước Thánh trên giường “ác quỉ vây quanh em, em không xem rõ, nhưng em cảm thấy rõ ràng. Nó nắm giữ em bằng một bàn tay sắt, và luôn cố gắng làm em thất vọng... Em không thể cầu nguyện được nữa, chỉ biết nhìn lên Đức Mẹ mà kêu lên Giêsu thôi”.

Tượng Đức Mẹ này là tượng đã chữa bệnh Teresa hồi chị 10 tuổi. Trong thời gian đó, Pauline và Marie luôn có mặt bên giường. Các chị thấy lòng tan nát khi phải nhìn em quằn quại trong bệnh hoạn và trong cơn chiến đấu nội tâm. Tuy nhiên, Teresa vẫn tỉnh táo và cầu nguyện. Chị còn thân mật pha trò với các nữ tu tới thăm. Chị an ủi các chị và nhắc nhở nhiều chuyện đầy kỉ niệm.

Chín giờ tối ngày 29 tháng 9, chỉ có mình Teresa bên giường. Bỗng cả hai nghe thấy tiếng vỗ cánh, rồi một con chim gáy tới đậu ở cửa sổ, se sẽ gáy lên giọng gù gù âu yếm. Hai chị em nhìn nhau và cùng nhớ lời Nhã Ca “chim gáy đã cất giọng, hỡi bồ câu của ta, hỡi em yêu dấu, hãy dậy và lại đây, vì mùa đông đã qua rồi”. Ngày hôm sau là ngày cuối cùng trong đời của Teresa.

Chiều hôm đó, Teresa nói với mẹ Bề trên “mẹ ơi, chén đắng đã đầy đến miệng... không bao giờ con dám nghĩ mình chịu đau khổ đến thế. Con chỉ cắt nghĩa nổi nhờ nguyện vọng tha thiết của con muốn cứu các linh hồn”. Rồi chị quả quyết “không bao giờ con ân hận vì đã tận hiến cho Chúa tình ái”.

Sau đó, Teresa trải qua hai giờ hấp hối và hồi 7 giờ chiều, chị tắt thở. Tay vẫn nắm chặt tượng Chịu nạn và miệng còn đang nói “Ôi lạy Chúa, con yêu Chúa, con yêu ..... Chúa”. Các nữ tu đứng chung quanh nghẹo đầu về một bên. Bỗng nhiên, chị mở choàng mắt ra, nét mặt tươi tỉnh ngây ngất vừa nhìn thấy một cảnh gì lạ lùng lắm rồi nhắm mắt lại.


TERESA ĐƯỢC PHONG THÁNH


Một năm sau khi Teresa lìa trần, nhà dòng cho xuất bản cuốn tự truyện chị viết “truyện một tâm hồn”. Cuốn sách đã vang một tiếng vang lớn lao và phổ biến nhanh chóng khắp các miềng, các xứ trên thế giới. Người ta bắt đầu tôn vinh chị dòng kín bé nhỏ đó như một vị Thánh, và năm 1907, nghĩa là 10 năm sau khi Teresa chết, tòa Thánh đã để ý tới việc lập hồ sơ phong Thánh cho chị.

Những cuộc sùng kính riêng tư mỗi ngày một nhiều. Người ta tính có 8 vạn người tới viếng nhà dòng của Teresa mỗi năm, Đức Nenedichto của dòng Teresa có lần đã khuyên một linh mục “hãy cầu nguyện với Teresa vì chức vụ của chị làm cho mọi linh mục yêu mến Chúa Giêsu”. Thật đúng như lời Teresa nói lúc sống “Tôi biết hết mọi người sẽ yêu mến tôi”.

Teresa vẫn mơ ước rằng, lúc về trời sẽ làm mưa hoa hồng trên trái đất, lời ấy ngày càng ứng nghiệm. Nhiều người cầu xin chị Thánh đã nhận được ơn tạ. Năm 1906, một chủng sinh nhờ chị Thánh mà tìm lại được ơn kêu gọi Linh mục đã gần mãn. Cha Chanes Anne bị lao phổi đến kỳ nguy kịch, nhờ một tuần chín ngày ở dòng kín kính chị Thánh mà đã được khỏi mau lẹ, làm các bác sĩ kinh ngạc.

Một ơn lại xảy ra ở nhà dòng Mến Thánh Giá. Chị Lu-y mắc bệnh ung thư từ ngày vào nhà tập, bao nhiêu thuốc thang vẫn vô hiệu, bệnh càng ngày càng trầm trọng. Năm 1915, chị chịu phép sau cùng và đợi chết. Chị đã sốt sắng cầu cùng chị Thánh Teresa nhưng cũng không bớt. Hơn nữa, chị càng cảm thấy đau đớn kiệt sức thêm. Tuy vậy, chị vẫn bền chí tin tưởng và nghĩ rằng có lẻ chị Thánh muốn cho mình cũng chịu những đau khổ xưa của mình chăng. Một đêm tháng 9 năm 1916, Lu-y mơ thấy chị Teresa hiện đến và bảo “em hãy quãng đại với Chúa, chị hứa rằng em sẽ được khỏi”. Sáng hôm sau, cả nhà kinh ngạc thấy trên giường bệnh rải rác những cánh hoa hồng sặc sỡ. Người nào đã rắc những cánh hồng đó?.... Không ai biết rõ..... Nhưng mấy hôm sau, chị nữ tu lành bệnh. Những sự lạ như thế còn xảy ra nhiều nữa. Ngày hôm táng xác Teresa nhiều người có mặt quả quyết rõ ràng hương thơm sực nức của hoa hồng từ quan tài tỏa ra.

Năm 1923, Đức Pio XI phong Chân Phước cho chị Teresa. Trong dịp lễ tấn phong đó, Ngài đã nói “Teresa là một bông hoa kín đáo, hương thơm lan tỏa khắp nơi nhưng sắc đẹp lộng lẫy chỉ dành riêng cho Chúa”. Cũng trong ngày phong chân phước này, ở Lidyo đã xảy ra nhiều chuyện lạ nơi mồ Thánh trẻ, một người bất toại cử động được, một em gái mù lại nhìn thấy... Những sự lạ đảm bảo cho tính chính xác của công việc Tòa Thánh. Từ đấy, số người tới viếng nhà dòng mỗi năm tăng lên tới hai trăm ngàn. Lòng sủng mộ nhiệt thành đó thúc giục cuộc phong Thánh cho Teresa tiến mau chóng.

Lễ phong Thánh cử hành vào ngày 17/05/1925, hai năm sau lễ phong Chân Phước. Hôm đó, Thánh đường Phero đông nghẹt những người, có 34 vị Hồng Y, hơn 200 Giám Mục, tới 10.000 giáo dân
Về Đầu Trang Go down
 
Câu Chuyện về Thánh Teresa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngày 15-10: Thánh Têrêsa Avila, đồng trinh Tiến sĩ Hội Thánh
» Thánh Lễ kính Đức Mẹ Mân Côi và kính Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu Tại Gx. Chính Toà
» Thánh Nữ Teresa Hài Đồng Giêsu.
» Ngày 01-10: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
» Câu Chuyện về Thánh Đaminh Saviô

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Ban Lễ Sinh Giáo Xứ Thánh Mẫu :: Từ BQT Diễn Đàn. :: Góp ý cho chúng tôi-
Chuyển đến